Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về kỹ thuật sử dụng 1-MCP kết hợp với ethephon trong bảo quản chuối. Bài viết này, chúng ta tìm hiểu về một kỹ thuật khác sử dụng acid Oxalic.
Acid oxalic là hợp chất hữu cơ được phân bố rộng rãi trong tổ chức sống và là hợp chất tự nhiên có trong thực vật. Những năm gần đây, việc áp dụng acid oxalic vào trong bảo quản sản phẩm sau thu hoạch càng được quan tâm hơn. Acid oxalic có hiệu quả trong việc chống lại sự lão hóa của rau quả sau thu hoạch, chống lại được hiện tượng hóa nâu ở trái đào, nhãn và vải. Nhiều báo cáo thể hiện rằng xử lý bằng acid oxalic là cách tốt để hạn chế sự hư hỏng và kéo dài thời gian bảo quản vải và xoài.
Chuối là loại quả nhạy cảm với nhiệt độ, dễ bị tổn thương lạnh khi bảo quản ở nhiệt độ cao, dễ mất giá trị thương phẩm sau thu hoạch. Do đó, việc sử dụng acid oxalic trong bảo quản chuối là thích hợp. Acid oxalic có tác dụng hạn chế được sự biến đổi cấu trúc, màu sắc của chuối, ngoài ra, oxalic còn hạn chế được sự hóa nâu trên bề mặt quả chuối, giảm tốc độ hô hấp cũng như tốc độ sinh ethylene. Nhiều nghiên cứu khác cũng đề nghị rằng xử lý chuối bằng oxalic acid là phương pháp an toàn cho quá trình bảo quản chuối sau thu hoạch để đạt được giá trị thương phẩm cao.
Theo nghiên cứu của Hue huang (2013) đã cho thấy rằng nồng độ oxalic acid thích hợp để xử lý chuối sau thu hoạch là 20mM trong vòng 10 phút, sau đó, chuối được cho vào bao bì PE, đem tồn trữ ở nhiệt độ (23±2°C) và độ ẩm khoảng 75– 90%. Khi xử lý bằng phương pháp này có thể bảo quản chuối được 24 ngày. Cấu trúc, màu sắc ít biến đổi ức chế một phần hoạt động của PPO enzyme hơn những quả chuối không được xử lý.
FOODNK
Tham khảo
Effect of oxalic acid on antibrowning of banana (Musa spp., AAA group, cv. ‘Brazil’) fruit during storage. Hua huang et al, 2013