Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệTìm hiểu về quá trình Phân loại, mục đích, biến đổi và phương pháp thiết bị

Tìm hiểu về quá trình Phân loại, mục đích, biến đổi và phương pháp thiết bị

Phân loại là một quá trình quan trọng, khởi đầu trong quy trình sản xuất thực phẩm. Quá trình này trước đây chưa được chú trọng, tuy nhiên yêu cầu về đảm bảo chất lượng sản phẩm đã giúp các nhà sản xuất quan tâm nhiều hơn và coi trọng quá trình này. Bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về nó nhé!

Khái niệm quá trình phân loại

Là quá trình phân riêng các nguyên liệu dựa trên sự khác nhau về một hoặc một số tính chất đặc trưng nào đó. Một số dấu hiệu thường được sử dụng để thực hiên quá trình phân loại:

  • Khối lượng
  • Kích thước
  • Hình dạng
  • Đặc trưng quang học
  • Trạng thái khí động
  • Tính chất quang học
  • Trạng thái khí động
  • Tính chất bề mặt

Mục đích của quá trình

  • Chuẩn hóa nguồn nguyên liệu, chuẩn hóa đầu vào cho các quá trình công nghệ sản xuất tiếp theo;
  • Nâng cao giá trị của sản phẩm.

Vật liệu và các quá trình biến đổi

  • Không có biến đổi về chất, chỉ biến đổi về thành phần cấu tử (vật lý);
  • Có thể xuất hiện các hiện tượng tổn thương bề mặt do xuất hiện các tác động cơ học.

Các phương pháp và thiết bị

  • Phân loại dựa trên khối lượng: phương pháp này thường áp dụng để phân loại trứng, các loại rau quả, thuỷ sản: tôm cá,… thành các nhóm có khối lượng khác nhau. Quá trình phân loại này thường được thực hiện bằng các cân lò xo hoặc cân điện tử. Khi khối lượng của nguyên liệu không đạt yêu cầu, có thể dùng cơ cấu thanh gạt hoặc dùng khí nén để loại bỏ phần tử đó. Quá trình thường được điều khiển bằng máy tính.
Phân loại là một quá trình quan trọng, khởi đầu trong quy trình sản xuất thực phẩm. Quá trình này trước đây chưa được chú trọng, tuy nhiên
Băng tải phân loại dựa trên khối lượng được áp dụng trong ngành thuỷ sản
  • Phân loại dựa trên kích thước: kích thước của nguyên liệu dạng vật liệu rời thường phụ thuộc vào một số thông số vật lý như: đường kính, chiều dài hay mức độ lồi lõm của nguyên liệu. Đối với các loại nguyên liệu có hình dạng cân đối (hình cầu như cà chua, quả có múi, hoặc hình trụ như dưa leo,…) thì quá trình phân loại được thực hiện dễ dàng hơn.
  • Phân loại dựa trên tỷ trọng: dựa trên sự khác nhau giữa tỉ trọng của phần nguyên liệu mà ta mong muốn với phần còn lại. Phương pháp thường hay sử dụng là phương pháp khí động hoặc tuyển nổi.
  • Phân loại dựa trên tính chất quang học: tính chất quang học thường dùng để phân loại nhất là màu sắc. Thường màu sắc liên quan đến độ chín của nguyên liệu, các lỗi trên bề mặt nguyên liệu. Phương pháp này có thể được thực hiện một cách liên tục và tự động bằng cách sử dụng các tế bào quang điện. Tín hiệu quang học có thể là các tín hiệu thu được do quá trình phản xạ của nguồn sóng điện từ từ bề mặt nguyên liệu hoặc xuyên qua bề mặt nguyên liệu đến tế bào quang điện.

Trần Văn Thành – TTS VNO

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI