Quả sung thông thường được chưng trên mầm ngũ quả và dịp Lễ Tết và hầu như không ai ăn nó. Trên thực tế, loại quả này có nhiều giá trị cho sức khỏe hơn là chúng ta vẫn nghĩ.
Dinh dưỡng từ quả sung
Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả… Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citic acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali và một số vitamin như C.
Công dụng của quả sung với sức khỏe
Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng, giải độc, thường đựơc dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp..
Quả sung giúp ngăn ngừa huyết áp cao
Cũng như chuối, sung rất giàu kali. Điều này rất tốt cho người muốn làm hạ huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp gây hại cho sức khỏe của mình.
Khi con người nạp vào cơ thể quá nhiều natri dưới dạng muối ăn, điều này sẽ làm thiếu hụt kali dẫn đến hiện tượng huyết áp tăng cao. Việc ăn trái sung đều đặn hàng ngày sẽ giúp bù đắp lại lượng kali giúp ổn định huyết áp.
Quả sung có lợi cho tim
Trong trái sung có chứa một lượng không nhỏ các chất phenol, omega-3 và omega-6 là những acid béo có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Lá sung có tác động đáng kể tới chất béo trung tính trong cơ thể – một loại chất béo gây ra các bệnh về tim. Vì thế việc sử dụng 2 bộ phận này của cây sung thường xuyên sẽ giúp ích cho sức khỏe tim mạch của bạn.
Điều trị bệnh tiểu đường
Sung là loại quả giàu kali, giúp người bệnh điều chỉnh lượng đường được hấp thụ vào cơ thể, giảm lượng đường được hấp thụ vào máu, giúp ổn định lượng đường huyết. Hơn nữa, lượng chất xơ hòa tan (pectin) có trong quả sung có thể thúc đẩy chức năng kiểm soát bệnh tiểu đường.
Quả sung tốt cho xương khớp
Trong trái sung chứa nhiều kali, mangan và canxi – những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu (gây ra bởi chế độ ăn uống nhiều muối). Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa thì có thể bổ sung canxi từ trái sung.
Phốt pho trong sung là loại chất không phải loại thực phẩm nào cũng có. Phốt pho là chất cực kỳ quan trọng để thúc đẩy sự hình thành và tái sinh xương ngay khi hệ thống xương gặp thương tổn hay suy thoái.
Ngoài ra, sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn đều là những bào thuốc rất tốt cho người bệnh viêm khớp.
Hiệu quả trong việc giảm cân
Ngoài những tác dụng của trái sung đã được ứng dụng trong y học, trị bệnh thì trái sung còn được sử dụng trong cả việc giảm cân. Chất xơ có trong sung cũng giúp giảm cân và là sự lựa chọn tốt cho những người béo phì. Tuy nhiên, hàm lượng calo cao có trong sung cũng có thể làm tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng cùng với sữa. Một ít sung là đủ lượng dinh dưỡng yêu cầu, bởi vậy đừng lạm dụng nó.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Trái sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.
Có khoảng 5 gram chất xơ trong mỗi phần ăn gồm 3 quả sung. Vì vậy quả sung không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn loại bỏ tiêu chảy, nhu động ruột không khỏe hay hoạt động thất thường.
Xoa dịu thần kinh cũng là một trong những tác dụng của trái sung
Chất tryptophan trong trái sung có khả năng xoa dịu thần kinh, giúp dễ ngủ. Bên cạnh đó, chất sắt trong sung có tác dụng tốt đối với những người thường xuyên bị mệt mỏi, kém trí nhớ và nhức đầu.
Làm giảm cholesterol
Trái sung có chưa nhiều Pectin – là một loại chất xơ hòa tan, khi chất xơ này đi qua hệ tiêu hóa nó sẽ giúp hạ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc phải sỏi mật (sỏi cholesterol), giúp bào mòn sỏi, bảo vệ túi mật và ống mật tránh viêm nhiễm.
FOODNK
Nấm ngọc cẩu hay còn gọi là Cây tỏa dương hay cây gió đất. Nấm mọc ký sinh trên các loại rễ cây thuốc ở trong rừng và sinh trưởng thành những khóm nấm lớn
Có 2 loại nấm ngọc cẩu: nấm ngọc cẩu nếp và nấm ngọc cẩu tẻ, nấm có ruột tím hoặc ruột vàng. Theo kinh nghiêm dân gian thì nấm ruột tím tốt hơn nấm ruột vàng
Nấm ngọc cẩu khô và nấm ngọc cẩu tươi thường được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc ngâm rượu nấm ngọc cẩu để uống giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực ở cả nam và nữ giới.