Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024
Trang chủAn toàn thực phẩmTiêu chuẩn VietGap - Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Tiêu chuẩn VietGap – Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Tiêu chuẩn VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices. Đây là hệ thống các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam.

Chứng nhận VietGAP

Nhà sản xuất đáp ứng những yêu cầu sản xuất theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận về Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp. Hồ sơ gồm:

Nhà sản xuất đáp ứng những yêu cầu sản xuất theo Tiêu chuẩn VietGap - Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt thì gửi hồ sơ về

 

  • Giấy đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP theo mẫu. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất, chủng loại sản phẩm);
  • Bản đồ (hoặc sơ đồ) giải thửa và phân lô khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Biên bản kiểm tra nội bộ thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá.
  • Tài liệu khác (nếu có)

VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tôt. Đó là việc áp dụng các biện pháp sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm sạch và an toàn, đặc biệt là các sản phẩm về rau quả tươi.

Lợi ích của tiêu chuẩn VietGAP

Trước khi VietGAP ra đời, nước ta đã có rất nhiều chương trình sản xuất nông sản an toàn đối với rau, quả, và cây dùng làm thức uống. Nhiều nơi các quy định đó đã xây dựng thành quy trình phổ biến cho nông dân thực hiện.

Tuy nhiên, do chưa có đơn vị nào có trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận kịp thời hoặc có chính sách khuyến khích cho người sản xuất, nên phong trào sản xuất nông sản sạch chưa được phát triển rộng rãi, có nơi bị lụi dần rồi đi vào dĩ vãng.

Thế rồi vào năm 2004, Hiệp hội Trái cây VN tham gia vào một dự án có tên “Tăng cường năng lực cạnh tranh” (VNCI) do VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp VN) chủ trì và đã tổ chức một chuyến thăm chương trình liên kết Mỹ – Thái đang thực hiện EUREPGAP và thăm “Liên kết GAP miền Tây Thái Lan”.

Cũng năm đó, Hiệp hội Trái cây VN cùng với Hội Làm vườn và VCCI tổ chức hội thảo giới thiệu về GAP (EUREPGAP) tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau hội thảo này, năm 2005, liên kết GAP sông Tiền bao gồm 6 tỉnh có trái cây đã được thành lập, hoạt động rất gắn bó và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ.

Cũng trong năm 2005, Tổ chức Thị trường quốc tế (IMO) đã tổ chức chứng nhận GAP cho một số cơ sở sản xuất rau, cà phê ở Đà Lạt. Tiếp theo đó là các đơn vị sản xuất thanh long ở Bình Thuận, lâm ngư trường tôm ở miền Tây cũng lần lượt được công nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP.

Do nhận thức được tầm quan trọng và tính chất bức xúc để có “GAP” cho VN nên chi nhánh Hội Làm vườn VN được tổ chức Syngenta VN tài trợ đã có chuyến thăm quan, khảo sát việc thực hiện GAP ở Malaysia từ ngày 5-8 tháng 11 – 2007. Đoàn do TS Võ Mai – Chủ tịch Hiệp hội Trái cây, dẫn đầu cùng với 6 thành viên khác. Người viết bài này cùng tham gia chuyến khảo sát và đã thu lượm được những nội dung chủ yếu về bước đi và lợi ích việc thực hành các dạng GAP ở Malaysia.

Tiếp theo đó đoàn cũng đệ trình 1 bản tường trình với lãnh đạo Bộ NN&PTNT về tính cấp thiết của việc ra đời tiêu chuẩn VietGAP. Thế rồi, ngày 28-1-2008, VietGAP ra đời tiếp sau EUREPGAP, GlobalGAP và GAP của một số nước châu Á khác. Dù ra đời muộn, tiêu chuẩn VietGAP đã thừa hưởng được kinh nghiệm của nhiều GAP đi trước nên đã nhanh chóng phát huy tác dụng.

Đến hôm nay đã có đến hàng trăm tổ chức, đơn vị và cá nhân đã có sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và đang tham gia vào các dịch vụ buôn bán các sản phẩm nông sản ngang hàng với các nước trong khu vực và thế giới.

Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như:

  • Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
  • Giống và góc ghép
  • Quản lý đất và giá thể
  • Phân bón và chất phụ gia
  • Nước tưới
  • Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)
  • Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
  • Quản lý và xử lý chất thải
  • An toàn lao động
  • Ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
  • Kiểm tra nội bộ
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Ví dụ như quy định mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hoá chất gây hại trong sản phẩm rau, quả, chè

(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT Chỉ tiêu Mức giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử (*)
I Hàm lượng nitrat NO3
(quy định cho rau)
mg/kg TCVN 5247:1990
1 Xà lách 1.500
2 Rau gia vị 600
3 Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ cải, tỏi 500
4 Hành lá, Bầu bí, Ớt cây, Cà tím 400
5 Ngô rau 300
6 Khoai tây, Cà rốt 250
7 Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt 200
8 Cà chua, Dưa chuột 150
9 Dưa bở 90
10 Hành tây 80
11 Dưa hấu 60
II Vi sinh vật gây hại
(quy định cho rau, quả)
CFU/g **
1 Salmonella 0 TCVN 4829:2005
2 Coliforms 200 TCVN 4883:1993;
TCVN 6848:2007
3 Escherichia coli 10 TCVN 6846:2007
III Hàm lượng kim loại nặng
(quy định cho rau, quả, chè)
mg/kg
1 Arsen (As) 1,0 TCVN 7601:2007;
TCVN 5367:1991
2 Chì (Pb) TCVN 7602:2007
– Cải bắp, rau ăn lá 0,3
– Quả, rau khác 0,1
– Chè 2,0
3 Thủy Ngân (Hg) 0,05 TCVN 7604:2007
4 Cadimi (Cd) TCVN 7603:2007
– Rau ăn lá, rau thơm, nấm 0,1
– Rau ăn thân, rau ăn củ, khoai tây 0,2
– Rau khác và quả 0,05
– Chè 1,0
IV Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
(quy định cho rau, quả, chè)
1 Những hóa chất có trong Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế Theo Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế Theo TCVN hoặc ISO, CODEX tương ứng
2 Những hóa chất không có trong Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế Theo CODEX hoặc ASEAN

Lợi ích của VietGAP đối với nhà nông

Sau khi gia nhập WTO, ngành thương mại Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực, trong đó đáng chú ý là lượng đầu tư trực tiếp và gián tiếp đều tăng mạnh so với năm trước. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài chưa được như kỳ vọng. Một phần nguyên nhân chính là hàng hóa của chúng ta vấp phải các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe của các nước nhập khẩu.

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường xuất-nhâp khẩu nông sản trên thế giới đang được kiểm soát bởi những đại siêu thị, những tập đoàn đa quốc gia với các tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Nắm bắt được những khó khăn trên, từ năm 2006, ASEAN đã công bố bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các nước thành viên. Và năm 2008, Việt Nam cũng cho ra mắt tiêu chuẩn riêng của mình có tên viết tắt là VietGAP.

VietGAP là chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất. Nó bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan như: môi trường, các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động trong nông trại.

Hiện nay, sau 1 năm áp dụng VietGAP, nhiều hộ nông dân, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã thu được nhiều kết quả khả quan. Thanh long sạch, xoài sạch, quýt sạch… đảm bảo đúng tiêu chuẩn Viet GAP đã dần chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng. Ngược lại, ở miền Bắc, người nông dân dường như chưa hiểu rõ VietGAP là gì và VietGAP có thể mang lại điều gì cho họ, hoặc cũng chưa nhận được sự hỗ trợ đầy đủ trong việc áp dụng đầy đủ các quy trình của Viet GAP.

Tháng 6 vừa qua, thông tin Trung Quốc yêu cầu chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và cơ sở sản xuất đối với 5 loại trái cây chủ lực của Việt Nam đã làm các chủ nhà vườn lo lắng.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế tăng mạnh như hiện nay, nếu người nông dân Việt Nam không thay đổi thói quen sản xuất tự phát như trước, thì không những vấn đề xuất khẩu nông sản gặp khó khăn mà việc “thua ngay trên sân nhà” cũng là kết cục không thể tránh khỏi.

Đem những băn khoăn trên về vùng vải Lục Ngạn, Bắc Giang, nhân vật trải nghiệm của chương trình Sinh ra từ làng sẽ đưa khán giả gặp gỡ với những người nông dân vùng vải, tìm hiểu khó khăn của họ trong việc đảm bảo chất lượng và tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.

FOODNK

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI