Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024
Trang chủTin tứcCó thể sản xuất tôm khô từ cao su hay không?

Có thể sản xuất tôm khô từ cao su hay không?

TS. Trần Văn Sung (Nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN) cho rằng tôm cao su xuất hiện trên thị trường là “hoàn toàn có khả năng”.

Có thể sản xuất tôm khô từ cao su hay không

Ngay sau khi báo chí đưa tin về vụ hàng chục người dân ở hẻm 345, khu phố 5, đường Phan Văn Trị, phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM mua phải loại tôm khô bị nghi ngờ làm từ nhựa, cao su, nhiều người tiêu dùng sợ hãi, lo lắng không dám ăn hoặc mua tôm khô, hoặc phẫn nộ lên án người kinh doanh… Tuy nhiên, cũng có những ý kiến tỏ ra nghi hoặc, cho rằng thông tin tôm giả làm từ nhựa, cao su là không chính xác.

TS. Trần Văn Sung (Nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) cho rằng, việc tôm khô nhựa, cao su xuất hiện trên thị trường là “hoàn toàn có khả năng” bởi loại sản phẩm này có giá rẻ, chỉ bằng 1/2 giá của tôm khô tự nhiên.

Có thể tôm khô này được sản xuất theo công nghệ tương tự như mực làm từ cao su”. Cơ thể loại tôm khô này được chế tạo thành từ hợp chất của xenlulo, polime tẩm ướp hương vị tôm và dùng công nghệ xay, khuôn, nhuộm màu để sản xuất hàng loạt”, TS. Sung nhấn mạnh.

Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật hóa (Viện Khoa học Việt Nam), ông Đinh Văn Tường là người nghiên cứu nhiều vật liệu mới ứng dụng trong sản xuất công nghiệp dự đoán: “Rất có nhiều khả năng nó được tạo thành từ hợp chất của xenlulo, tẩm ướp hương vị mực kết hợp với công nghệ cán, ép để sản xuất hàng loạt.

Công nghệ này chắc là có nguồn gốc từ TQ”. Ông Tường cũng nói thêm, một kg mực được sản xuất hàng loạt bằng công nghệ cán ép từ hợp chất xenlulo tẩm hương vị thì giá thành cao nhất cũng chỉ là 30.000 đồng/kg. Như vậy, so với một kg “mực cao su” phóng viên mua ở Cửa ông (Cẩm Phả- Quảng Ninh) với giá 140 ngàn đồng hay 200 ngàn đồng tại Hà Nội thì lợi nhuận của những kẻ sản xuất, buôn bán “mực cao su” là siêu lợi nhuận.

Bằng công nghệ này, ta có thể hình dung, chỉ bằng những khuôn ép, sử dụng hợp chất xenlulo người ta có thể sản xuất mực hàng loạt theo năng suất của dây chuyền sản xuất, khỏi phải giăng buồm ra khơi đánh bắt.

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) khẳng định: “Không thể có tôm giả làm từ nhựa hay cao su”. Thực tế do tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi những thông tin đồn thổi sản phẩm làm giả thực phẩm , do đó, khi ăn hoặc mua phải sản phẩm nào đó kém chất lượng họ thường quy cho là đồ giả làm từ nhựa, cao su, TS. Thịnh giải thích.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ảnh: Suckhoedoisong.vn

 

TS.Thịnh cũng cho biết mục đích đầu tiên của kẻ làm giả hàng hóa là vì lợi nhuận nếu việc làm tôm giả là có thật thì công nghệ sản xuất loại tôm đó chắc chắn cũng phải vô cùng tốn kém, bởi những hóa chất bị nghi để chế tạo nên tôm giả như cao su, nhựa, phẩm màu để tạo ra 1 kg tôm giả thì giá phải cao gấp nhiều lần so với tôm tự nhiên, đó là chưa kể đến công nghệ sản xuất đòi hỏi phải rất tinh vi và tất nhiên rất đắt đỏ. “Cho nên chẳng có kẻ làm giả nào dại dột đến mức làm ra một sản phẩm không có lãi, thậm chí lỗ nặng như vậy”, TS. Thịnh nhấn mạ

Một điểm bất hợp lý khác ở chỗ, công nghệ sản xuất hàng giả mang tính hàng loạt, do vậy nếu thật sự có tôm giả làm từ nhựa, cao su thì phải có hàng loạt chứ không phải chỉ phát hiện lác đác như phản ánh.

Về việc tôm có cấu trúc cứng, khó bẻ, ngâm không rã ra, đốt có mùi khét, TS. Thịnh cho hay đây có thể là loại tôm kém chất lượng, việc tôm cứng và khó rã ra có thể là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong quá trình sản xuất. Có thể là do kỹ năng sản xuất của người lao động chưa cao hoặc tôm bị nhuốm hóa chất hóa học trong quá trình bảo quản.

Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Lê Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND phường 11, quận Bình Thạnh nhận định: “Dù là tôm khô giả hay tôm khô thật kém chất lượng thì phường cũng sẽ lấy mẫu để phối hợp cùng các đơn vị liên quan làm rõ để sớm có kết quả chính thức thông tin cho người dân”.

TS.Thịnh cũng cho biết hiện nay trên thế giới chỉ mới có công nghệ sản xuất thực phẩm mô phỏng, trong đó có tôm mô phỏng, công nghệ này chủ yếu phổ biến ở Nhật Bản. Tôm mô phỏng là loại thực phẩm được làm từ thịt của các loại cá biển ít thịt, khi đó, con người sẽ dùng công nghệ để tách riêng phần thịt và xương ra, phần thịt sẽ dùng với các phụ gia tạo mùi và tạo kết dính khác để chế biến thành hình thù tôm, hay còn gọi là tôm mô phỏng, tuy nhiên loại tôm này chỉ mới được sản xuất chừng mực và chưa bán ra thị trường.

Theo Bizlive.vn

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI