Ở Bắc Ninh có rất nhiều loại bánh ngon mà lại dân dã. Hầu hết những loại bánh này được làm từ nguyên liệu đơn giản với quy trình làm ra kỹ lưỡng. Và bánh tẻ là một trong số những loại bánh như vậy. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất bánh tẻ Bắc Ninh nhé! Phạm vi mà bài viết hướng đến chỉ là những công đoạn chung nhất để ra mẻ bánh tẻ thơm ngon.

Đôi nét
Bánh tẻ được làm ra bởi nhiều công đoạn. Ở mỗi công đoạn làm bánh, người thợ phải đảm bảo nhiều yếu tố để có được chiếc bánh tẻ ngon nhất.
Được biết, làng Chờ, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong tại Bắc Ninh chính là nơi có bánh tẻ trứ danh mà ai ai cũng ưa thích. Mỗi khi đến Bắc Ninh, nhiều người phải tìm để thưởng thức bánh tẻ nơi đây. Thậm chí có thể mua về làm quà.
Quy trình sản xuất bánh tẻ Bắc Ninh
Nguyên liệu
Bột gạo tẻ là nguyên liệu chính để làm bánh tẻ Bắc Ninh. Cụ thể hơn nguyên liệu này sẽ dùng để làm vỏ bánh. Chính vì vậy, người ta sẽ lựa chọn loại gạo tẻ thơm, có độ dẻo dính. Sau đó, gạo sẽ được ngâm nước tầm 5 – 6 tiếng cho mềm ra, trương nở.
Theo người làm nghề cho biết, để bánh tẻ không bị dính, có độ trong thì người ta sẽ sử dụng gạo tẻ 203.
Xay và ngâm bột
Gạo tẻ sẽ được rửa sạch sau khi đã mềm từ công đoạn ngâm trước đó. Người thợ sẽ tiến hành xay gạo tẻ thành bột cùng với nước. Sản phẩm thu được là đúng dịch bột gạo lỏng. Dung dịch bột gạo sẽ được ngâm từ 1 – 3 ngày tùy theo thời tiết. Trong quá trình ngâm, mỗi ngày người thợ phải thay nước để tránh bột bị chua.
Giáo bột
Giáo bột là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất bánh tẻ Bắc Ninh. Theo đó, bột gạo sẽ được khuấy liên tục trên lửa vừa. Từ bột gạo lỏng sẽ trở thành khối bột sệt giống như keo là quá trình giáo bột đã hoàn tất.

Khi giáo bột, thợ có thể thêm một ít muối vào để cho bột có vị mặn. Tuy nhiên, đối với một số nơi làm bánh tẻ thì không cần thêm muối. Bởi vì, bánh tẻ có thể được dùng kèm với nước chấm. Do đó, bánh có vị nhạt sẽ không sao cả.
Làm nhân bánh
Phần nhân là những gì tinh túy nhất của bánh tẻ với những nguyên liệu bình dân. Người thợ sẽ dùng thịt lợn mông hoặc vai để băm nhỏ. Cùng với đó, phần thịt chuẩn bị sẽ được trộn đều với mộc nhĩ thái nhỏ, hành khô băm và gia vị. Tất cả nguyên liệu sẽ được xào chín.
Gói bánh
Để gói bánh tẻ, người thợ sẽ dùng lá dong. Người thợ chỉ dùng lá dong lẻ (loại lá không già cũng không quá non) để gói bánh. Lá sẽ được rửa sạch nhiều lần và để ráo chuẩn bị cho khâu gói bánh. Bột bánh sẽ được dàn một lớp không quá mỏng lên lá dong. Sau đó, nhân bánh sẽ được cho vào trong theo chiều dọc lá.

Người thợ sẽ gói bánh với phần thân hơi tròn cỡ hai đầu ngón tay, hai đầu bánh nhỏ và dẹp. Bánh sẽ được cuộn lại theo chiều dọc bằng dây tơ dứa cho đến hết bánh. Đây cũng là đặc điểm của chiếc bánh tẻ ở Bắc Ninh.
Hấp chín thành phẩm
Bánh tẻ sau khi gói xong sẽ kết thúc quy trình sản xuất bằng công đoạn hấp chín hoặc luộc. Tuy nhiên theo truyền thống, bánh tẻ sẽ được hấp bằng hơi để không bị thấm nước. Điều này sẽ giúp bánh giữa được độ ngon, mùi vị đặc trưng. Quá trình làm chín bánh cũng phải điều chỉnh lửa phù hợp.
Bánh sau khi chín chỉ cần vớt ra để nguội, bỏ lớp lá gói bên ngoài là dùng được ngay. Bánh tẻ có độ mềm dẻo với phần nhân bánh bám vào vỏ ăn rất ngon.
Thúy Duy