Thứ Bảy, 22 Tháng 2, 2025
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệKhám phá quy trình sản xuất Kẹo Cau Huế - hương vị tuổi thơ ùa về

Khám phá quy trình sản xuất Kẹo Cau Huế – hương vị tuổi thơ ùa về

Kẹo là món ăn tuổi thơ của nhiều người. Tại mỗi vùng miền Việt Nam lại có những loại kẹo mang đậm dấu ấn đặc sắc riêng. Và ở Huế có một loại kẹo vô cùng nổi tiếng mang tên “Kẹo cau”. Đây là loại kẹo được xem gắn kiền với kí ức tuổi thơ của người dân xứ Huế. Vậy, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất kẹo cau này nhé! Tất nhiên những công đoạn chung nhất trong quy trình sản xuất sẽ là phạm vi bài viết hướng đến.

Kẹo cau là một món ăn gắn liền với kí ức tuổi thơ của người dân Huế. Vậy Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất kẹo cau này nhé...
Kẹo cau Huế

Tổng quan

Đúng như tên gọi, kẹo cau Huế có kiểu dáng những miếng cau được chẻ làm 4 hoặc 6. Vỏ kẹo màu trắng ôm trọn nhân kẹo màu vàng bên trong. Do vậy người ta luôn bị thu hút bởi kiểu dáng hút mắt đó.

Kẹo cau xứ Huế được nhận xét có vị ngọt không gắt. Khi cắn kẹo có độ giòn, thế nhưng người ta lại thích ngậm kẹo cau hơn để từ từ tận hưởng mùi vị cay ngọt tan trong khoang miệng.

Thuyết minh Quy trình sản xuất

Nguyên liệu

Để sản xuất kẹo cau chỉ cần có đường cát trắng và nước là 2 nguyên liệu chính. Ngoài ra để kẹo lên màu đẹp, cần dùng thêm đường thắng (nước màu làm từ đường cát trắng). Có thể cho thêm gừng giã nhuyễn vào để kẹo để tăng vị hấp dẫn. Được biết trước đây, thịt cau đã được cho vào làm kẹo. Tuy nhiên, thịt cau có vị hăng, chát nên làm kẹo không ngon. Vì vậy kẹo cau hiện nay đã không còn sử dụng nữa.

Ngào đường làm kẹo

Thợ sẽ bắt lên bếp chảo lớn để cho đường cát trắng và nước vào. Hỗn hợp này được nấu sôi đến khi chuyển màu nâu vàng. Ở bước này, nếu thấy màu hỗn hợp đường chưa ưng ý, thợ sẽ cho thêm nước đường đã thắng vào.

Sau đó, gừng giã nhuyễn sẽ được cho vào hỗn hợp đường để nấu tiếp. Công đoạn nấu đường này thường mất khoảng 20 – 30 phút.

Hỗn hợp đường và gừng sẽ được nấu làm kẹo cau

Kéo kẹo

Khi đường đã có màu đẹp thì cho ra thau lớn. Chiếc thau đường này sẽ được để nổi trên mặt nước lạnh và xoay tròn để kẹo nguội dần. Công đoạn này cần phải cẩn trọng vì rất dễ gây bỏng tay.

Khi thấy kẹo đã dần nguội nhưng vẫn giữ được độ mềm thì chia làm 2 phần. Một phần giữ nguyên làm nhân kẹo. Phần còn lại thì cho vào một thanh cố định và chắc chắn để kéo ra. Khi kéo, kẹo sẽ chuyển thành màu trắng. Cứ như thế, kẹo được kéo cho đến khi chuyển màu trắng hoàn toàn và mềm.

Một phần kẹo nấu sẽ được kéo làm vỏ kẹo cau

Tạo hình kẹo

Công đoạn này cũng cần khá nhiều thời gian trong quy trình sản xuất kẹo cau. Theo đó, phần kẹo đã kéo màu trắng được dàn đều ra. Phần kẹo giữ nguyên làm nhân thì cuộn thành trụ dài. Sau đó, nhân kẹo sẽ được cho vào phần kẹo trắng để bảo phủ lại thành khối trụ.

Khối kẹo sẽ được thợ kéo dài ra với kích thước nhỏ rồi dùng sợi dây chắc chắn để cắt ngang phần kẹo vừa ăn. Những viên kẹo này có dạng tròn được cho vào rổ có bột mì và lăn tròn đều liên tục. Đến khi kẹo có độ cứng nhưng vẫn còn chút mềm (để dễ chẻ kẹo) thì ngưng.

Thành phẩm

Thợ sẽ dùng dao hoặc dụng cụ chuyên dụng để chẻ kẹo thành 4 hoặc 6 miếng như miếng cau. Cuối cùng, kẹo sẽ được đóng gói, in nhãn dán thông tin sản phẩm để lưu kho chờ tiêu thụ.

Kẹo cau là một món ăn gắn liền với kí ức tuổi thơ của người dân Huế. Vậy Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất kẹo cau này nhé...
Những viên kẹo sẽ được chẻ thành 4 hoặc 6 như miếng cau

Kẹo cau dễ dàng bảo quản và thời gian sử dụng cũng khá lâu. Để ngon hơn, người ta thường dùng kẹo với việc nhâm nhi tách trà. Đây được xem là thú vui của những cụ ông, cụ bà ngày xưa.

Thúy Duy 

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI