Thứ năm, 6 Tháng hai, 2025
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệQuy trình sản xuất Kem đặc có gì khác biệt so với sữa đặc? - P2

Quy trình sản xuất Kem đặc có gì khác biệt so với sữa đặc? – P2

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất sữa đặc. Và trong bài viết này, Foodnk tiếp tục sẽ giúp bạn tìm hiểu thật kỹ về quy trình sản xuất kem đặc, nó có sự khác biệt như thế nào? Hãy cùng Foodnk tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

>> Xem phần 1 Quy trình sản xuất kem đặc và sữa đặc có gì khác nhau? tại đây!

Quy trình sản xuất Kem đặc (Condensed Creamer)

Kem đặc là sản phẩm thay thế cho sữa trong đồ uống và các món ăn, được làm từ dầu thực vật (chủ yếu là dầu cọ, dầu đậu nành, dầu dừa), sữa bột, đường, chất nhũ hóa, và hương liệu. Mục đích chính của kem đặc là tạo ra sự béo ngậy mà không sử dụng sữa tươi.

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu

  • Dầu thực vật: Nguyên liệu chính là các loại dầu thực vật như dầu cọ, dầu đậu nành, dầu dừa, được chọn lựa kỹ càng. Dầu thực vật cung cấp chất béo cần thiết cho sản phẩm mà không chứa lactose.
  • Sữa bột: Để tạo ra hương vị béo ngậy và cải thiện kết cấu, sữa bột hoặc các thành phần từ sữa (như whey protein) được sử dụng.

  • Đường: Đường saccharose hoặc các loại đường khác sẽ được thêm vào để tạo độ ngọt cho kem.
  • Chất nhũ hóa (Emulsifier): Lecithin (chất nhũ hóa tự nhiên từ đậu nành hoặc trứng) thường được sử dụng để giúp dầu thực vật và sữa bột hòa quyện vào nhau mà không bị tách lớp.
  • Hương liệu: Các hương liệu tự nhiên như vani, dừa, hoặc các loại hương liệu nhân tạo có thể được thêm vào để tạo mùi thơm đặc trưng.

Bước 2: Nấu chảy dầu thực vật

Dầu thực vật (như dầu cọ, dầu đậu nành) được nấu chảy ở nhiệt độ cao (khoảng 90oC đến 120oC) để đảm bảo dầu hòa quyện tốt trong hỗn hợp. Quá trình này cần phải kiểm soát nhiệt độ kỹ càng để tránh oxy hóa dầu và giữ nguyên chất lượng sản phẩm.

Bước 3: Trộn các thành phần

Trộn sữa bột và đường với dầu thực vật bằng máy trộn công nghiệp. Đây là bước quan trọng để đảm bảo các thành phần hòa quyện đồng nhất, tránh hiện tượng tách lớp giữa dầu và các thành phần khác.

Đồng thời, nhà sản xuất có thể bổ sung thêm chất nhũ hóa nhằm giúp dầu và nước (sữa bột) kết hợp thành một hỗn hợp đồng nhất mà không bị phân tách, giúp kem đặc có kết cấu mịn màng và ổn định.

Bước 4: Nhũ hóa (Emulsification)

Hỗn hợp đã trộn sẽ được đưa vào thiết bị nhũ hóa để làm nhỏ các giọt dầu, giúp chúng phân tán đều trong hỗn hợp sữa bột và đường. Việc nhũ hóa này rất quan trọng để đạt được độ mịn và đồng nhất trong kem đặc.

Emulsification(nhũ hóa) là quá trình tạo ra một hỗn hợp ổn định giữa hai chất lỏng không thể trộn lẫn với nhau, như dầunước(hoặc sữa). Quá trình này được thực hiện thông qua việc sử dụng các chất nhũ hóa (emulsifiers) như lecithin để giúp các hạt dầu phân tán đều và ổn định trong hỗn hợp.

Trong sản xuất kem đặc, emulsification đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vì kem đặc chủ yếu được làm từ dầu thực vật (dầu cọ, dầu đậu nành, dầu dừa…) và sữa bột. Nếu không thực hiện quá trình nhũ hóa, các thành phần này có thể không hòa lẫn với nhau, dẫn đến hiện tượng tách lớp và giảm chất lượng sản phẩm.

Bước 5: Tiệt trùng (Sterilization)

Quá trình thanh trùng/tiệt trùng trong sản xuất kem đặc (condensed creamer) thường được thực hiện ở 85 – 90oC trong khoảng15 – 20 phút, tương tự như sữa đặc. Trong một số trường hợp, có thể áp dụng phương pháp UHT (135 – 150oC) trong thời gian rất ngắn (vài giây) nếu cần thiết, nhưng thông thường, tiệt trùng ở nhiệt độ thấp hơn giúp bảo vệ chất lượng và kết cấu của kem đặc.

Bước 6: Làm nguội và đóng gói

Sau khi tiệt trùng ở nhiệt độ cao, kem đặc có thể được làm nguội nhanh chóng bằng hệ thống làm lạnh hoặc tạo áp suất âm (chân không), giúp ngừng quá trình nấu và bảo vệ chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sau khi tiệt trùng và làm nguội, kem đặc sẽ được đóng gói trực tiếpvào bao bì kín mà không cần phải có một công đoạn làm nguội chậm (giống như sữa tươi).

Ứng dụng của sản phẩm

  • Pha chế đồ uống: Kem đặc được sử dụng để tạo độ béo trong cà phê, trà sữa, sinh tố, và các loại đồ uống pha chế khác.
  • Món tráng miệng: Được dùng trong các công thức làm kem, bánh ngọt, hoặc pudding.
  • Chế biến các món ăn: Sử dụng trong các món ăn chế biến sẵn, hoặc làm sốt.

Trong bài viết này, Foodtecher tiếp tục sẽ giúp bạn tìm hiểu thật kỹ về quy trình sản xuất kem đặc, nó có sự khác biệt như thế nào nhé!

Ưu điểm của sản phẩm kem đặc

  • Độ béo cao: Cung cấp độ béo ngậy mà không cần dùng sữa tươi.
  • Bảo quản lâu dài: Kem đặc có thể bảo quản lâu ở nhiệt độ phòng mà không bị hư hỏng.
  • Phù hợp cho người không dung nạp lactose: Sản phẩm này không chứa lactose, do đó thích hợp cho những người bị dị ứng hoặc không dung nạp lactose.

Trong bài viết này, Foodtecher tiếp tục sẽ giúp bạn tìm hiểu thật kỹ về quy trình sản xuất kem đặc, nó có sự khác biệt như thế nào nhé!

Nhược điểm của sản phẩm kem đặc

  • Chất béo bão hòa cao: Do sử dụng dầu thực vật, kem đặc có thể chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe tim mạch.
  • Ít giá trị dinh dưỡng: So với sữa tươi, kem đặc cung cấp ít protein và các vitamin thiết yếu.
  • Chứa hương liệu và chất bảo quản: Một số sản phẩm kem đặc có thể chứa hương liệu nhân tạo và chất bảo quản.

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI