Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngMón ngon dễ làmCách làm trân châu nhân dừa số lượng lớn vừa nhanh vừa ngon

Cách làm trân châu nhân dừa số lượng lớn vừa nhanh vừa ngon

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chọn tự sản xuất trân châu nhân dừa nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm và tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của mình. Trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và hương vị, vì thế việc tự sản xuất trân châu giúp các cơ sở kinh doanh mang đến sản phẩm độc đáo, hấp dẫn khách hàng. Tuy nhiên, việc sản xuất trân châu có nhân số lượng lớn không phải là một việc đơn giản. Vậy làm thế nào để vừa sản xuất trân châu nhân dừa số lượng lớn vừa nhanh, vừa ngon? Hãy cùng Foodnk tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

>> Xem video Cách vê trân châu nhân dừa

Giới thiệu về sản phẩm trân châu nhân dừa

Trân châu nhân dừa đã nhanh chóng trở thành một trong những loại topping được ưa chuộng trong các món đồ uống và tráng miệng, đặc biệt là trà sữa. Với hương vị béo ngậy đặc trưng của dừa, loại topping này mang lại trải nghiệm độc đáo cho người thưởng thức. Thay vì chỉ có lớp vỏ bột năng đơn thuần, trân châu nhân dừa kết hợp hoàn hảo giữa độ dai của vỏ và vị ngọt bùi của nhân dừa, tạo nên một loại topping độc đáo và hấp dẫn.

Quy trình sản xuất trân châu nhân dừa quy mô công nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Để làm trân châu nhân dừa, nguyên liệu bột lọc (bột năng) được chọn lọc kỹ lưỡng để đảm bảo lớp vỏ dai và mềm mịn. Nhân dừa sẽ được cắt hạt lựu với kích thước phù hợp, đảm bảo vừa miệng trong quá trình sản xuất.

Bước 2: Tạo hình trân châu

Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, để sản xuất số lượng lớn nhanh quá trình tạo hình trân châu sẽ diễn ra với sự hỗ trợ của máy vê trân châu. Máy vê giúp mỗi viên trân châu được tròn đều và đảm bảo kích thước đồng nhất. Điều này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giúp trân châu đạt được tính thẩm mỹ cao. Quan trọng hơn, máy vê sẽ bọc nhân dừa bên trong một cách kín đáo, đảm bảo nhân không bị lộ ra ngoài trong quá trình chế biến tiếp theo.

Trân châu nhân dừa được vê trên máy sản xuất lớn

Bước 3: Chần trân châu

Sau khi tạo hình, trân châu sẽ được chần nước sôi trong khoảng vài phút để cho lớp vỏ bột bên ngoài kết dính chắc chắn với nhân dừa bên trong.

Bước 4: Áo bột và chần lại

Trân châu sau khi chần lần 1 sẽ được áo thêm một lớp bột để tăng độ dày và độ dai của lớp vỏ. Quy trình áo bột và chần lại này thường được lặp lại một vài lần, tùy thuộc vào yêu cầu về độ dày của viên trân châu. Việc sử dụng máy móc giúp đảm bảo sự chính xác, nhanh và đồng đều trong quá trình này.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chọn tự sản xuất trân châu nhân dừa nhằm kiểm soát chất lượng và tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình.

Bước 5: Sàng lọc và phân loại

Kế tiếp, các hạt trân châu sẽ được mang qua sàng lọc để loại bỏ phần bột dư bám bên ngoài. Đồng thời, việc này giúp làm ra sản phẩm cuối cùng có độ thẩm mỹ cao và chất lượng đồng nhất.

Bước 6: Đóng gói và bảo quản

Cuối cùng, trân châu sẽ được đóng gói trong bao bì hút chân không để bảo quản lâu dài và phân phối ra thị trường.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chọn tự sản xuất trân châu nhân dừa nhằm kiểm soát chất lượng và tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình.
Sản phẩm Trân châu nhân dừa tròn đều, số lượng nhiều

Ứng dụng sản xuất các loại trân châu nhân khác

  • Trân châu nhân bắp mang đến vị ngọt tự nhiên và giòn giòn của hạt bắp. Trân châu nhân bắp có thể kết hợp với các loại đồ uống như trà sữa, chè hoặc nước trái cây.
  • Trân châu củ năng, khoai môn giòn và ngọt thanh, khi được dùng làm nhân trân châu sẽ mang lại trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho người thưởng thức. Topping này phù hợp với các món chè và trà sữa.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chọn tự sản xuất trân châu nhân dừa nhằm kiểm soát chất lượng và tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình.
Sản phẩm trân châu phô mai, trân châu khoai môn, trân châu củ năng khi áp dụng cách làm trân châu nhân dừa
  • Trân châu phô mai là sự kết hợp giữa sự béo mịn với lớp vỏ dai của trân châu, tạo nên sự hòa quyện hương vị hoàn hảo. Loại topping này rất thích hợp cho những ai yêu thích sự kết hợp giữa mặn và ngọt.
  • Trân châu nhân trái cây khô như nho, việt quất, hoặc mơ khô sẽ mang lại hương vị ngọt tự nhiên và tăng cường hương thơm cho viên trân châu.
  • Trân châu nhân hạt sen với phần tạt sen mềm mịn, ngọt bùi sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích hương vị truyền thống và thanh tao.

Với sự đa dạng về nhân này sẽ giúp nhà sản xuất mở rộng danh mục sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Cách bảo quản trân châu nhân dừa trước và sau khi luộc

1. Bảo quản trân châu nhân dừa trước khi luộc

Trân châu chưa luộc nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn có thể bảo quản chúng ở nhiệt độ phòng trong khoảng 1 – 2 tuần.

Để giữ trân châu không bị khô hay cứng, bạn nên đặt chúng vào túi nhựa kín hoặc hộp kín. Nếu sản phẩm chưa sử dụng ngay, có thể hút chân không để ngăn chặn sự tiếp xúc với không khí. Đóng gói kín sẽ làm tăng thời gian bảo quản.

Nếu bạn muốn bảo quản lâu hơn, trân châu có thể được giữ trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên để trân châu ra ngoài ở nhiệt độ phòng khoảng 15 – 30 phút. Việc này sẽ giúp trân châu mềm trở lại, dễ dàng hơn khi luộc.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chọn tự sản xuất trân châu nhân dừa nhằm kiểm soát chất lượng và tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình.

2. Bảo quản trân châu nhân dừa sau khi luộc

Trân châu nhân dừa sau khi luộc dễ bị hỏng nhanh hơn nếu không được bảo quản đúng. Trân châu đã luộc tốt nhất nên được sử dụng trong vòng 4 – 6 giờ để giữ độ dai và hương vị tươi ngon nhất. Sau thời gian này, trân châu có thể bị cứng hoặc trở nên quá mềm.

Ngoài ra, bạn có thể ngâm chúng trong nước đường hoặc nước mật ong ấm. Nước đường sẽ giúp duy trì độ ẩm và hương vị của trân châu, ngăn chúng bị dính vào nhau. Đồng thời, có thể bảo quản trong tủ mát. Thời gian bảo quản tốt nhất khi này là từ 8 – 12 giờ.

Trân châu đã luộc cũng có thể được đông lạnh để kéo dài thời gian sử dụng. Để làm điều này, bạn nên để trân châu nguội hoàn toàn, rồi đặt chúng vào túi hoặc hộp kín và cho vào ngăn đá. Khi cần sử dụng, bạn có thể rã đông bằng cách ngâm trong nước sôi vài phút.

Lưu ý

  • Không nên bảo quản quá lâu: Trân châu, đặc biệt là loại nhân dừa, có tuổi thọ hạn chế. Ngay cả khi bảo quản tốt, hương vị và kết cấu của chúng sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Không tái luộc nhiều lần: Việc tái luộc hoặc hâm nóng lại nhiều lần có thể làm trân châu bị mất độ dai và dễ bị nhũn.

Tạm kết

Việc tự sản xuất trân châu nhân dừa không chỉ giúp các doanh nghiệp kiểm soát chất lượng mà còn tạo ra sản phẩm độc đáo. Điều này giúp tạo dấu ấn riêng trên thị trường. Quy trình sản xuất hiện đại và tự động hóa giúp nâng cao hiệu suất. Đồng thời, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao và đồng đều, từ đó giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

>>Xem video Công nghệ trân châu nhân dừa

Nếu bạn muốn khởi nghiệp với sản xuất TRÂN CHÂU NHÂN DỪA , hãy liên hệ ngay VinaOrganic để được tư vấn:
VinaOrganic CO.,LTD
86 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Hotline/Zalo: 0975299798 – 0938299798
Email: Lienhe@VinaOrganic.com

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI