Khoai môn (khoai sọ) được dùng rất nhiều trong ẩm thực. Nó có giá thành rẻ, chế biến được nhiều cách khác nhau. Quan trọng hơn nữa là khoai môn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Thế nhưng nếu lưu ý kỹ, bạn sẽ thấy khoai môn gây ngứa tay khi gọt vỏ. Vậy nguyên nhân này đến từ đâu? Trong bài viết sau, Foodnk sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề này nhé!
Tại sao gọt khoai môn gây ngứa tay khi gọt vỏ?
Mặc dù khoai môn chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho cơ thể. Thế nhưng chất calcium oxalate (oxalat canxi) trong khoai môn đã gây ngứa tay khi gọt vỏ. Bở lẽ, khi chất này tiếp xúc với vùng da tay nhạy cảm thì sẽ dễ dàng gây kích ứng da. Cụ thể đó là hiện tượng tay bị ngứa. Do vậy, khi gọt vỏ khoai môn cần chú ý để tránh gặp tình trạng này.
Thực chất, việc khoai môn gây ngứa tay khi gọt vỏ là vấn đề không quá nghiêm trọng. Thế nhưng khi bị ngứa sẽ khiến da tay bị ảnh hưởng rất nhiều. Do vậy, khi gọt vỏ khoai môn bạn cần biết những mẹo nhỏ để bảo vệ da tay tốt hơn.
Một số mẹo gọt khoai môn không gây ngứa tay
Dùng một ít dầu ăn
Một cách dễ dàng để loại bỏ tình trạng tay bị ngứa khi gọt vỏ khoai môn đó là nhờ vào dầu ăn. Theo đó, bạn hãy thoa một lớp mỏng dầu ăn lên bàn tay trước khi gọt vỏ khoai môn là được. Trong trường hợp này, dầu ăn sẽ là một màng chắn bảo vệ tay khỏi tinh thể oxalate trên bề mặt khoai môn. Bạn chỉ cần rửa tay lại bằng xà phòng sau khi gọt vỏ khoai là được.
Phải giữ tay thật khô ráo
Để tránh khoai môn gây ngứa tay thì khi gọt vỏ loại thực phẩm này chúng ta nên giữ cho bàn tay thật khô ráo. Và tất nhiên, khi mua khoai môn về, chúng ta không cần rửa khoai mà gọt ngay trong khi tay được giữ khô. Đây được cho là cách làm dễ nhất để tránh tay bị kích ứng với thành phần của khoai mà ai cũng làm được.
Khoai môn được ngâm nước muối trước khi gọt vỏ
Trái ngược với cách trên, khoai môn sẽ được ngâm nước trước khi gọt vỏ. Tuy nhiên, khoai sẽ được ngâm dung dịch nước muối loãng. Dung dịch nước muối sẽ giúp các tinh thể oxalate không tích tụ nhiều và dần mất đi. Nhờ vậy, khi gọt khoai môn sẽ không gây ngứa da tay nữa. Quá trình ngâm nước muối khoảng 15 – 20 phút là có thể gọt khoai.
Hãy sử dụng giấm và chanh
Tính acid trong giấm và chanh là cơ chế quan trọng giúp chất oxalate trên bề mặt khoai môn được trung hòa một cách nhanh chóng. Theo đó, chỉ cần pha nước cùng với giấm hoặc nước cốt chanh để ngâm khoai là được. Ngoài việc giảm kích ứng da tay thì phương pháp này còn giúp giữ được màu sắc của khoai sau khi gọt vỏ xong.
Thúy Duy