Tảo xoắn Spirulina, với màu xanh đặc trưng và hình dáng dạng xoắn. Nó đã trở thành một trong những siêu thực phẩm được ưa chuộng nhất trên toàn cầu nhờ vào giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Nhưng làm thế nào để tạo ra loại tảo quý giá này? Hãy cùng Foodnk khám phá quy trình sản xuất tảo xoắn Spirulina trong bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về tảo xoắn Spirulina
1. Lợi ích từ tảo
Tảo xoắn Spirulina là một loại tảo biển có giá trị dinh dưỡng vượt trội, chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Nhờ vào những đặc tính dinh dưỡng này, Spirulina đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm chức năng, dược phẩm và mỹ phẩm.
Tảo là nguồn giàu protein, vitamin và khoáng chất. Vì thế, Spirulina là sự lựa chọn tốt để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật. Đồng thời, Spirulina chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa và bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do.
2. Tính ứng dụng
Thực phẩm chức năng: Với giá trị dinh dưỡng cao, Spirulina được sử dụng làm nguyên liệu cho các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng nhằm mang lại lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng.
Dược phẩm: Với các đặc tính kháng viêm và tăng cường miễn dịch, Spirulina được nghiên cứu và ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Mỹ phẩm: Spirulina có khả năng làm đẹp da, dưỡng tóc và được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc sắc đẹp.
Khám phá quy trình sản xuất
1. Chọn giống
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất tảo Spirulina là khâu chọn giống. Tảo xoắn được lựa chọn cần phải có kích thước nhỏ, dạng sợi đồng nhất và chứa hàm lượng acid amin alpha-linoleic ít nhất là 1% tổng hàm lượng khô. Việc chọn giống này đảm bảo tảo có đặc điểm nổi trên mặt nước theo từng nhóm riêng biệt, thuận lợi cho quá trình nuôi cấy.
2. Nuôi cấy
Sau khi chọn giống, bước tiếp theo là nuôi cấy tảo. Quá trình nuôi cấy diễn ra trong các ao mở hoặc lò phản ứng quang sinh học khép kín, cả hai đều cung cấp môi trường được kiểm soát chặt chẽ cho sự phát triển của tảo. Ánh sáng LED thường được sử dụng để tối ưu hóa quá trình quang hợp. Quá trình canh tác bắt đầu bằng việc cấy giống tảo vào môi trường nuôi cấy ban đầu, sau đó các tế bào tảo nhân lên nhanh chóng nhờ quá trình quang hợp và sử dụng các chất dinh dưỡng thiết yếu.
3. Thu hoạch
Quá trình thu hoạch tảo Spirulina bao gồm các bước như ly tâm, lọc và khử nước để cô đặc sinh khối thành dạng bột nhão hoặc bùn đặc. Trong các lò phản ứng quang sinh học khép kín, quá trình ly tâm và lọc được sử dụng để tách sinh khối tảo xoắn ra khỏi môi trường nuôi cấy. Sau khi thu hoạch, sinh khối tảo xoắn được cô đặc thành bột nhão hoặc bùn bằng cách loại bỏ nước qua một tấm vải đặc biệt có lỗ nhỏ.
4. Sấy khô
Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất tảo Spirulina là sấy khô. Có hai phương pháp sấy tảo chính là sấy nhiệt và sấy lạnh. Phương pháp sấy lạnh được đánh giá cao hơn vì giữ nguyên các dưỡng chất quý giá của tảo xoắn. Ngoài ra một số cơ sở sản xuất còn áp dụng phương pháp loại bỏ nước ra khỏi tảo xoắn bằng cách trải mỏng bột lên bàn để khô nhanh. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tạo áp lực trong túi để đẩy nước ra một cách hiệu quả.
5. Đóng gói
Sau khi sấy khô, tảo Spirulina được nghiền nhỏ và đóng gói thành phẩm. Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất khác còn tiếp tục tiến hành việc tạo viên nén tảo xoắn. Việc tạo thành viên nén giúp người tiêu dùng dễ dàng hấp thụ và tiện lợi khi sử dụng hàng ngày.
Kết luận
Công nghệ sản xuất tảo Spirulina hiện nay rất tiên tiến và được ứng dụng trên dây chuyền hiện đại, có sự giám sát nghiêm ngặt để tạo ra sản phẩm chất lượng nhất. Điều này giúp sản phẩm Spirulina trở nên giàu dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Nhờ đó việc sản xuất Spirulina đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng toàn cầu, với sản lượng tăng cao và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
Vy Đặng