Chiếc bánh dân dã, rẻ tiền, là món ăn tuổi thơ của biết bao nhiêu người Việt Nam, vậy nên chiếc bánh ấy luôn được ưa thích. Chiếc bánh mà người viết muốn nhắc đến có tên là phục linh. Chỉ vài ba nguyên liệu đơn giản đã có thể cho ra được chiếc bánh này. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về bánh phục linh nhé! Cụ thể ở phần 1 này, Foodnk sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chiếc bánh phục linh.
Nguồn gốc
Tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam là nơi cho ra đời bánh phục linh. Dần theo thời gian, chiếc bánh này đã được phổ biến ở miền Nam Việt Nam và rộng khắp cả nước. Đặc biệt mỗi vùng miền, bánh phục linh lại có những biến tấu khác nhau. Đối với người dân Nam Bộ, chiếc bánh “nghèo” này được xem như món ăn tuổi thơ của biết bao thế hệ. Chỉ là chiếc bánh nhỏ khoảng 4cm, hình dạng chẳng có gì nổi bật. Thế nhưng, bánh phục linh đã trở thành một phần trong văn hoá ẩm thực của người Việt Nam. Mỗi dịp lễ Tết, kể cả ngày thường, chiếc bánh này sẽ có mặt để làm phong phú thực đơn như món ăn tráng miệng.
Về nguyên bản, chiếc bánh phục linh sẽ có màu trắng. Trong khi ở Nam Bộ, người ta đã nâng cấp chiếc bánh này với nhiều màu sắc đa dạng và hoa văn bánh mới lại. Màu sắc này chủ yếu được chiết xuất từ màu thực phẩm tự nhiên. Do đó, chiếc bánh phục linh không hề sử dụng phụ phẩm thực phẩm nào khác. Vì vậy bánh rất an toàn cho sức khoẻ.
Ngày nay, khi nhắc đến chiếc bánh phục linh đã không còn nhiều người ấn tượng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bởi vì, những chiếc bánh hot trend mới được giới trẻ bắt nhịp nhanh theo lối sống hiện đại. Từ đó những loại bánh như phục linh đã không còn được nhắc đến nhiều nữa.
Đặc điểm
Chiếc bánh phục linh được làm 100% từ bột. Kèm theo đó là nguyên liệu phụ khác như màu tự nhiên, đường, nước cốt dừa,… Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được độ béo từ nước cốt dừa và vị ngọt của đường. Quan trọng hơn nữa là từng mảng bột sẽ được tan ra ngay đầu lưỡi.
Nhìn sơ qua, chiếc bánh phục linh giống với loại bánh in. Thế nhưng điểm khác biệt duy nhất mà người dùng dễ dàng nhận thấy giữa 2 loại bánh này là thành phần nhân bên trong. Theo đó, bánh in sẽ có nhân với các loại đa dạng như đậu xanh, sầu riêng,… Trong khi đó, bánh phục linh hoàn toàn không có phần nhân. Do đó có thể nói, chiếc bánh in là phiên bản nâng cấp của bánh phục linh.
Mặc dù chiếc bánh in cũng có nhiều kích thước nhỏ, lớn khác nhau. Thế nhưng, so với chiếc bánh in, kích thước của chiếc bánh phục linh sẽ nhỏ gọn hơn. Khi ăn, phần bột của bánh phục linh rất mịn kiểu như phấn. Ngược lại, bạn sẽ cảm nhận được độ xốp có hạt nhỏ khi ăn bánh in.
Tạm kết
Tưởng chừng những điều đơn giản sẽ không làm nên chuyện. Thế nhưng từ yếu tố bình dân nhất đã tạo nên món bánh phục linh truyền thống của người Việt Nam. Vậy tại sao lại gọi bánh phục linh là bánh “nghèo”? Vấn đề này sẽ được Foodnk cung cấp đến bạn trong phần sau nhé!
Thúy Duy