Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu hải sản lớn nhất trên thế giới. Theo thống kê vào năm 2019 thì lượng xuất khẩu hải sản của Việt Nam chỉ xếp thứ 3 sau 2 “ông lớn” là Trung Quốc và Na Uy. Nguồn thu ngoại tệ lớn đi đôi với vấn đề quản lý chất lượng và an toàn cũng phải nghiêm ngặt. Trong bài viết này hãy cùng Foodnk điểm qua những điểm chính trong vấn đề độc tố thủy sản
Định nghĩa độc tố thủy sản
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về độc tố thủy sản, trong quy mô bài viết này, Foodnk sẽ đề cập đến độc tố thủy sản như là những chất độc hại được sản xuất bởi một số loại sinh vật biển, chẳng hạn như tảo, vi khuẩn và nấm.
Bản thân các loai chất độc này vốn có sẵn trong thủy sản. Khi chúng ta ăn phải các loại thủy sản chứa sẵn chất độc có thể gây ra một loạt các triệu chứng, từ đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn đến tê liệt và tử vong thông qua việc ăn cá, động vật có vỏ và rong biển bị nhiễm độc.
Các loại độc tố thủy sản
- Tetrodotoxin: Đây là một loại độc tố thần kinh, khả năng cao gây ra các biến chứng như liệt cơ hô hấp, ngừng thở và có thể gây chết người. Liều lượng gây tử vong rất thấp LD50 theo đường miệng đối với chuột nhắt là 334 μg/kg. Độc tố này hiện nay chưa có thuốc điều trị. Tetrodotoxin được tìm thấy trong một số loài động vật biển, bao gồm cá nóc, mực đốm xanh và bạch tuộc, ốc biển. Từng có trường hợp tử vong do độc tố này, cụ thể vào năm 2015, 3 ngư dân tại Thanh Hóa bị phát hiện đã chết do tiêu thu ốc biển trong quá trình đánh bắt. Theo báo cáo của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia thì là loài ốc biển thuộc chi Nassarius spp. lượng độc tố Tetrodotoxin chứa trong đó là 60mg/kg.[1]
- Ciguatoxin: Đây là một loại độc tố thần kinh khác có thể gây ngộ độc ciguatera. Ciguatoxins là chất bền nhiệt nên sẽ không bị phân hủy khi đun nấu. Ciguatoxin có trong một số loài cá biển, bao gồm cá mú, cá nhồng và cá chình. Vào năm 2020 tại huyện Xuyên Mộc có 02 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cá Hồng chứa ciguatera với liều lương cao vượt ngưỡng cho phép, sự kiện này làm 23 người nhập viện cùng các triệu chứng: Mệt mỏi, khó chịu, đau bụng; buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mạch loạn nhịp, chậm nhịp tim.
- Ngộ độc Scombroid (ngộ độc Histamin): Nguyên nhân của dạng ngộ độc này là do ăn phải những loài cá có họ scrombridae như cá ngừ, cá thu, cá trích. Histamine được sản xuất bởi vi khuẩn khi cá chết và không được bảo quản đúng cách.
>> Xem thêm Độc tố histamin và những loại thực phẩm chứa độc tố này
Các độc tố tảo
- Độc tố Paralytic shellfish (PSP): Đây là một loại ngộ độc thực phẩm gây ra bởi việc ăn động vật có vỏ chứa saxitoxin và khoảng 20 loại dẫn xuất của nó. Các hợp chất này tan trong nước và chịu được nhiệt độ cao. Saxitoxin được sản xuất bởi tảo Gonyaulax catenella và G. tamarensi và có thể tích tụ trong động vật có vỏ (chủ yếu là loại vỏ 2 mảnh), chẳng hạn như cua, tôm và sò điệp. Khi hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ gây ra các ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh và các phản ứng ở hệ cơ [2]
- Độc tố Diarrhetic shellfish (DSP): Đây là một loại ngộ độc thực phẩm gây ra bởi việc ăn động vật có vỏ chứa brevetoxin. Độc tố này phần lớn có nguồn gốc từ các loài tảo nhóm Dinophysis và Prorocentrum và có thể tích tụ trong động vật có vỏ, chẳng hạn như cua, tôm và sò điệp.
- Độc tố Neurotoxic shellfish (NSP): Còn có tên gọi khác là Brevetoxin Shellfish Poisoning – BSP. Nguyên nhân gây ngộ độc là do tiêu thu các loại sinh vật có vỏ bị nhiễm độc tố – Brevotoxin. Brevotoxin có nguồn gốc từ các loại tảo giáp độc Gymnodium breve
- Độc tố Amnesic shellfish (ASP): Ngộ độc ASP gây ra triệu chứng mất trí nhớ tạm thời, do đó nớ còn có tên gọi là Độc tố gây mất trí nhớ. Nguồn gốc của nó là từ giống tảo silic Pseudo-nitzchia.
Các tổ chức lớn liên quan đến việc giám sát và kiểm tra độc tố thủy sản tại Việt Nam
- Tổng cục Môi trường Việt Nam (VEA): VEA, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Họ tiến hành giám sát chất lượng nước, bao gồm kiểm tra chất độc, ở nhiều vùng nước khác nhau trên khắp đất nước.
- Viện Hải dương học (IO): Đặt tại Nha Trang, IO tiến hành nghiên cứu về hệ sinh thái biển, bao gồm giám sát sự nở hoa của tảo có hại (HAB) và các độc tố liên quan ở vùng nước ven biển.
- Viện Công nghệ sinh học (IBT): IBT tham gia nghiên cứu liên quan đến công nghệ sinh học, bao gồm nghiên cứu các độc tố do tảo và các vi sinh vật khác tạo ra trong môi trường nước.
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST): VAST là tổ chức nghiên cứu khoa học hàng đầu tại Việt Nam. Họ có thể tham gia nghiên cứu và giám sát độc tố thủy sản thông qua các viện nghiên cứu khác nhau dưới sự bảo trợ của họ.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Bộ NN&PTNT, thông qua các vụ khác nhau, có thể tham gia giám sát độc tố trong nuôi trồng thủy sản và nghề cá, nơi độc tố có thể có tác động đáng kể đến an toàn thực phẩm.
Tạm kết
Độc tố thủy sản là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Có một số tổ chức lớn ở cả Việt Nam và trên thế giới đang làm việc để kiểm soát vấn đề này, bao gồm Tổng cục Môi trường Việt Nam (VEA), Viện Hải dương học (IO), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các tổ chức này thực hiện các hoạt động khác nhau để kiểm soát vấn đề độc tố thủy sản.
Tài liệu tham khảo
[1] Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y Tế
[2] Hội thảo động vật tân mềm toàn quốc lần 2, Độc tố tảo và tác hại của chúng, Đào Việt Hà
Vân Thanh