Theo thông tin mới đây, quả dừa Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu sang Mỹ. Tất nhiên việc xuất khẩu dừa sang Mỹ sẽ mở rộng thị trường phát triển cho ngành thực phẩm Việt Nam nói chung. Qua đó sẽ mở ra tiềm năng cho ngành tỷ đô của Việt Nam.
Quả dừa Việt Nam chính thức được “cấp visa” sang Mỹ
Hải quan Mỹ đã chính thức mở cửa cho việc nhập khẩu quả dừa của Việt Nam. Cũng tức là vào ngày 08/08/2023 các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể xuất khẩu dừa sang Mỹ. Tất nhiên đó là việc xuất khẩu lô hàng đầu tiên ngay lập tức. Thông tin này đã được Cục Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) thông báo. Kèm theo đó, tin vui này đã được gởi đến Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Việt Nam. Trước đó, ngày 07/08/2023, APHIS cũng đã hoàn tất quy trình cập nhật cơ sở dữ liệu trực tuyến. Đó là cập nhật về những yêu cầu nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp (ACIR) để phê duyệt quả dừa Việt Nam khi qua Mỹ.
Tiêu chuẩn để dừa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
Trong tháng 02/2023, kết quả phân tích nguy cơ dịch hại đối với quả dừa tươi của Việt Nam đã được thông qua. Theo đó, kết quả này xác định có đến 43 loài dịch hại trên cây dừa. Tuy nhiên, khả năng làm phát sinh dịch hại trong quá trình xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ là không đáng kể. Nhờ vậy, APHIS đánh giá quả dừa Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thị trường Mỹ.
Để được “cấp visa”, quả dừa Việt Nam phải đảm bảo tiêu chuẩn về hình thức và chất lượng. Theo đó, sau khi thu hoạch phải loại bỏ những quả dừa thối, đã rụng trước. Quan trọng nhất, quả dừa tươi phải được bóc lớp vỏ xanh và lớp xơ. Cụ thể hơn, phần xơ dừa phải được loại bỏ ít nhất 75%. Đồng thời, lớp vỏ xanh bên ngoài quả dừa phải được gọt đi hoàn toàn. Chính vì vây, sản phẩm dừa xuất khẩu này còn được gọi là dừa sọ.
Theo tiêu chuẩn như trên thì quả dừa xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm đã qua chế biến. Do đó, lô hàng xuất khẩu dừa sang Mỹ chỉ được kiểm dịch thực vật một lần tại các cảng nhập cảnh của nước này.
Nhận định tiềm năng phát triển
Hiện nay, diện tích trồng dừa ở Việt Nam chiến khoảng 200.000ha đất nông nghiệp. Mang lại sản lượng khoảng 2 triệu tấn. Chủ yếu diện tích trồng dừa tập trung tại các tỉnh Duyên Hải miền Trung. Đồng thời một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng dành diện tích lớnncho loại quả này. Do đó, sản lượng cho quả dừa Việt Nam ra thị trường ngoài nước là rất cao – theo Hiệp hội Dừa Việt Nam. Cũng theo đó, để quả dừa Việt Nam đạt chất lượng cao khi sang thị trường nước ngoài. Quả dừa phải luôn đúng tiêu chuẩn từ bước trồng, chăm sóc đến khi thu hoạch.
Qua việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, mong rằng quả dừa sẽ mang lại thương hiệu tỷ đô cho ngành thực phẩm xuất khẩu Việt Nam. Với hướng phát triển tiềm năng, không chỉ quả dừa mà các mặt hàng từ loại thực phẩm này cũng sẽ được rộng mở.
Thúy Duy