Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhPhụ gia thực phẩmWHO tuyên bố chất có trong nước ngọt ăn kiêng, kẹo cao su có thể gây ung thư

WHO tuyên bố chất có trong nước ngọt ăn kiêng, kẹo cao su có thể gây ung thư

Trước đây, các tổ chức về an toàn trên thế giới đã đánh giá đường ăn kiêng là một sản phẩm an toàn và đưa ra quy định liều lượng sử dụng cho một số loại đường phổ biến. Tuy nhiên, mới đây WHO đã đưa ra tuyên bố ngược lại rằng aspartame, thành phần phổ biến trong nước ngọt có gas, keo cao su,… dùng cho mục đích ăn kiêng có khả năng gây ra ung thư loại B2.

Aspartame có thể là nguyên nhân gây ra ung thư loại B2

\WHO đã đưa ra tuyên bố rằng aspartame trong nước ngọt có gas, kẹo cao su dùng ăn kiêng có khả năng gây ra ung thư loại 2B.

Tuyên bố được WHO chính thức đưa ra vào ngày 14 tháng 07 rằng aspartame có thể là nguyên nhân gây ung thư ở người. Lí do đưa ra là vì WHO đã có những “bằng chứng hạn chế” về nguy cơ mắc ung thư gan khi sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo này và họ đã xếp nó vào nhóm gây ung thư loại B2. Tuy nhiên Ủy ban về phụ gia thực phẩm của WHO (JECFA) đã tái khẳng định giới hạn hàm lượng aspartame hàng ngày có thể chấp nhận được là 40 miligram cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể.

\WHO đã đưa ra tuyên bố rằng aspartame trong nước ngọt có gas, kẹo cao su dùng ăn kiêng có khả năng gây ra ung thư loại 2B.
Nước ngọt dành cho người ăn kiêng thường bổ sung aspartame như chất tạo ngọt ít năng lượng thay cho đường mía

Đây là một tuyên bố có ảnh hưởng khá lớn đến ngành y tế và thực phẩm. Cụ thể với ngành thực phẩm thì các sản phẩm có sự hiện diện aspartame trong thành phần phải thay đổi sang loại đường khác và phải có các chiến dịch quảng cáo để chứng minh sự an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng.

>> Xem thêm: Bệnh nhân ung thư gan không nên ăn những thực phẩm này

Aspartame là gì?

Công thức hóa học của aspartame

Aspartame (E951) là một phụ gia tạo ngọt được phát hiện vào năm 1965, sau đó được FDA đánh giá an toàn và cấp phép sử dụng vào năm 1981. Ngày nay, aspartame được sử dụng trong gần 6000 loại thực phẩm và dược phẩm.

Công thức hoá học: C14H18N2O5

Aspartame hay E951 là một loại bột màu trắng, không mùi. Độ ngọt của nó cao hơn đường mía từ 200 – 300 lần. Tuy nhiên vị ngọt của nó được đánh giá là khá chậm lúc mới dùng nhưng kéo dài lâu trong miệng, khi trộn aspartame với acesulfame potassium (acesulfame K) thì vị ngọt của nó sẽ giống đường mía hơn.

Kẹo cao su cũng là sản phẩm thường bổ sung loại đường nhân tạo này

Các sản phẩm có chứa aspartame là: Đồ uống ăn kiêng, kẹo cao su, gelatin, kem, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc ăn sáng,…

>> Xem thêm: Tìm hiểu phụ gia tạo ngọt Aspartame và ứng dụng trong Công nghệ thực phẩm

Ung thư loại B2 là gì?

\WHO đã đưa ra tuyên bố rằng aspartame trong nước ngọt có gas, kẹo cao su dùng ăn kiêng có khả năng gây ra ung thư loại 2B.
Theo IARC thì có bốn cấp độ phân loại nguy cơ gây ung thư là: Gây ung thư, có thể gây ung thư, có khả năng gây ung thư và không phân loại được.

Theo IARC thì có bốn cấp độ phân loại. Mỗi cấp độ dựa trên mức độ nghiêm trọng mà các kết quả nghiên cứu chỉ ra. Cụ thể 4 cấp độ phân loại nguy cơ gây ung thư là:

  • Gây ung thư
  • Có thể gây ung thư
  • Có khả năng gây ung thư
  • Không phân loại được

“Nói một cách đơn giản, theo các phân loại này thì cả lô hội và niken cũng có thể gây ung thư. Ung thư loại B2 nghĩa là có một số gợi ý và bằng chứng nhỏ khiến các nhà nghiên cứu tin rằng aspartame có thể gây ung thư.”

– Tiến sĩ Misagh Karimi, bác sĩ chuyên khoa ung thư

Vậy aspartame có thật sự gây ung thư?

Mặc dù chất tạo ngọt nhân tạo đã được sử dụng rộng rãi từ lâu, tuy nhiên một số nhà khoa học vẫn luôn đặt vấn đề về tính an toàn của nó. Cụ thể ở đây là aspartame.

Vào năm 2022, một nghiên cứu ở Pháp trên 100.000 người trưởng thành đã kết luận rằng những người tiêu thụ một lượng lớn chất làm ngọt nhân tạo – bao gồm cả aspartame – có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn một chút.

Một nghiên cứu đầu những năm 2000 của Viện Ramazzini ở Ý đã báo cáo một số bệnh ung thư ở chuột nhắt và chuột cống có liên quan đến aspartame.

Được biết, WHO đưa aspartame vào nhóm chất có nguy cơ gây ung thư dựa vào những bằng chứng hạn chế về mối liên hệ giữa chất làm ngọt nhân tạo với bệnh ung thư gan ở người. Tuy nhiên các chuyên gia chưa thể xác định được cơ chế gây ung thư của nó.

“Thách thức lớn hơn với aspartame là giống như các chất phụ gia khác, không có đủ cơ sở khoa học để khẳng định chắc chắn rằng ‘Có, chất này gây ung thư’ hoặc ‘Không, nó không gây ung thư’.

-Tiến sĩ Dariush Mozaffarian, bác sĩ tim mạch và giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Tufts.

Liều lượng aspartame như thế nào là an toàn?

\WHO đã đưa ra tuyên bố rằng aspartame trong nước ngọt có gas, kẹo cao su dùng ăn kiêng có khả năng gây ra ung thư loại 2B.

Không thực sự có một loại thực phầm nào được xác định là an toàn tuyệt đối. Một số sản phẩm thực phẩm thông thường cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh ở người nếu nó được sử dụng không đúng cách. Tương tự, rủi ro sức khỏe của aspartame có thể phụ thuộc vào lượng tiêu thụ và mức độ thường xuyên khi sử dụng. Do đó phải có sự cân bằng trong mọi thứ khi nói đến thực phẩm và sức khỏe. 

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã phê duyệt mức tiêu thụ aspartame ở mức 50mg mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ví dụ: nếu bạn nặng 130 pound, theo FDA, bạn có thể tiêu thụ tới 3.200mg aspartame mỗi ngày, tương đương với hơn 15 lon soda ăn kiêng. Tuy nhiên liều lượng này được đánh giá là khá cao và chưa thật sự phù hợp.

Do đó dựa trên cơ sở khoa học, hiện tại vẫn chưa rõ lượng hợp lý có thể an toàn là bao nhiêu vì sự chấp thuận của FDA cao hơn nhiều so với mức tiêu thụ trung bình hàng ngày.

“Vấn đề lớn nhất với những chất làm ngọt nhân tạo này là khi mọi người nghĩ rằng những gì họ đang ăn hoặc uống là ‘ăn kiêng’, họ sẽ tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết. Mặc dù các nghiên cứu chưa đưa ra kết luận, nhưng việc tiêu thụ soda dành cho người ăn kiêng có liên quan đến việc làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường và béo phì.”

– Bác sĩ Srini Hejeebu, chuyên gia nội khoa

Tạm kết

Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thể khẳng định nguy cơ gây ung thư của đường nhân tạo aspartame. Bên cạnh đó tuyên bố của WHO không đưa ra khẳng định rõ ràng rằng “chất này có gây ung thư” hay “chất này không gây ung thư”. Người tiêu dùng cần cân nhắc lựa chọn các sản phẩm và liều lượng sử dụng phù hợp với mỗi loại thực phẩm tiêu thụ. Lời khuyên ở đây là khi nghi ngờ, hãy chọn thực phẩm chưa qua chế biến, cụ thể là trái cây và rau quả không có chất làm ngọt nhân tạo hoặc aspartame và có nhiều lợi ích sức khỏe khác. Khi bạn cần làm ngọt, có thể chọn sản phẩm tự nhiên như mật ong.

Theo CNN Health, The New York Time

Vân Thanh

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI