Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDu lịch ẩm thựcSự "nổi tiếng" của mì Ramen Nhật Bản đến từ đâu?

Sự “nổi tiếng” của mì Ramen Nhật Bản đến từ đâu?

Mì Ramen là món có thể thưởng thức bất cứ hàng quán nào ở Nhật Bản. Những sợi mì dẻo dai được dùng kèm với nước súp đã làm cho món ăn này thêm hấp dẫn. Chính vì thế, mì Ramen Nhật Bản đã góp phần làm cho nền ẩm thực nơi đây thêm phong phú hơn.

Lịch sử hình thành

Tại Nhật Bản, mì Ramen được xem là món ăn quốc dân. Tuy nhiên, để có được “chỗ đứng” như hiện tại nó đã phải trải qua một quá trình rất dài.

Theo nghiên cứu từ sử sách ghi lại, Tokugawa Mitsukuni là người đầu tiên đã ăn được mì Ramen vào năm 1628 – 1701. Được biết, ông Zhu Zhiyu – Khổng gia thời Minh đã giới thiệu các món mì ở Trung Hoa đến ông Tokugawa Mitsukuni. Nó được cho là nguyên bản của món mì Ramen ngày nay. Tuy nhiên mãi đến thời Minh Trị (1868 – 1912) món mì này mới được người Nhật Bản sinh sống tại Trung Hoa đón nhận. Thời điểm đó, người ta đã cho thêm thịt lợn om, măng, trứng vào món mì. Chính vì vậy, nhiều người đã lầm tưởng món ăn này với món mì của Trung Quốc tại Nhật Bản lúc bấy giờ.

Sau thế chiến thứ 2, tại Nhật Bản đã phát triển nhiều cửa hàng mì được bán với giá rẻ và hút khách. Cho đến nay mì Ramen đã được nhiều người đón nhận. Hơn nữa nó đã trở thành món ăn phổ biến của người Nhật Bản. Thậm chí, Ramen cũng xuất hiện trong truyện tranh hay những bộ phim amine Nhật Bản.

Vào năm 1994, tại Nhật Bản đã có hẳn một bảo tàng Shin – Yokohama Ramen. Đây là minh chứng cho việc yêu thích và tôn vinh ẩm thực Nhật Bản đối với mì Ramen. Thực chất đây là không gian tái hiện lại một con phố đi bộ. Con phố này thể hiện sinh động việc phát triển mì Ramen vào những thập niên 50 – 60.

Ramen làm từ nguyên liệu nào?

Với bột lúa mì, nước, muối và nước tro tàu đã cho ra được sợi mì Ramen. Đặc biệt, nước tro tàu là nguyên liệu chính tạo nên màu vàng đặc trưng của sợi mì Ramen. Tất cả nguyên liệu được phối hợp với nhau cho ra những sợi mì mềm, có độ dẻo nhất định. Hơn thế nữa, để có được món Ramen hoàn hảo thì Dashi (nước dùng nấu từ xương) và Tare (gia vị) phải được “mix” với nhau khéo léo dưới bàn tay của người đầu bếp. Vì vậy, những người làm mì ở Nhật Bản đều có kinh nghiệm và tay nghề rất cao.

Một số loại mì Ramen phổ biến

Qua thời gian, để có thể đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dùng. Cũng như tạo sự đa dạng thì mì Ramen đã được “thay áo” với những hình ảnh nhận diện khác nhau. Tuy nhiên, món ăn này vẫn giữ được hương vị nguyên bản vốn có.

Mì Shoyu Ramen

Theo tiếng Nhật Bản, từ Shoyu có nghĩa là xì dầu. Chính vì vậy, nước súp mì sẽ có màu nâu nhạt và mang hương vị đặc trưng của xì dầu. Tuy nhiên, các loại rau, củ và xương gà là những thành phần không thể thiếu để nước dùng mì thêm đậm đà hơn.

Sợi mì Ramen dẻo dai dùng kèm với nước súp đã làm cho món ăn này thêm hấp dẫn. Vì thế, mì Ramen Nhật Bản đã góp phần làm cho nền ẩm thực...
Nước súp mì màu nâu nhạt là đặc trưng của mì Shoyu Ramen

Mì Shio Ramen

So với các loại mì khác, có lẽ nước súp mì Shio Ramen là lâu đời nhất. Nước súp mì cũng được nấu từ các nguyên liệu cơ bản xương gà, xương lợn,… Quan trọng nhất, muối là thành phần không thể thiếu để tạo vị cho loại nước dùng này. Đây chính là yếu tố quan trọng để mì Shio mang hương vị khác biệt.

Mì Tonkotsu Ramen

Xương lợn được nấu trong nhiều giờ (từ 10 – 24 tiếng) tạo cho nước dùng có màu trắng nhạt hòa có độ sánh bởi lớp mỡ lợn. Các nguyên liệu như gừng đỏ muối chua, rau cải,… thường được dùng kèm với món mì này.

Mì Tsukemen Ramen

Sợi mì Ramen dẻo dai dùng kèm với nước súp đã làm cho món ăn này thêm hấp dẫn. Vì thế, mì Ramen Nhật Bản đã góp phần làm cho nền ẩm thực...
Mì Tsukemen Ramen

Nước súp mì Tsukemen sẽ được để riêng và người dùng phải chấm mì vào nước súp này để thưởng thức. Thêm nữa, sợi mì Tsukemen phải được phục vụ lạnh. Do đó, khi thời tiết nắng nóng người dân Nhật Bản thường chọn loại mì này để thưởng thức.

Miso Ramen

Miso là một loại tương truyền thống và có nguồn gốc lâu đời ở Hokkaido, Nhật Bản. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nguyên liệu này được sử dụng trong món ăn quốc dân của người Nhật Bản. Nước dùng của mì Miso có vị ngọt vừa phải và được nấu từ nước dùng cá, mỡ lợn cùng với tương miso. Điểm nhận diện lớn nhất của loại mì này là sợi mì xoăn, dày và rất dai.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI