Sản phẩm chiết xuất từ phụ phẩm dứa đã mang lại hiệu suất khả quan cho ngành thủy sản. Hiện nay, thực phẩm chiết xuất từ dứa dần được đón nhận rất nhiều. Cụ thể hơn, nó là một giải pháp thay thế thức ăn thủy sản trên tôm.
Chiết xuất từ phụ phẩm dứa – phương pháp khả quan cho ngành thực phẩm
PWCE hay được gọi là chiết xuất từ phụ phẩm dứa là giải pháp thay thế phụ gia thức ăn thủy sản đầy tiềm năng. Cụ thể, chất chiết suất này là bromelain trong quả dứa.
Bromelain được tập trung chiết xuất từ chồi ngọn và vỏ dứa là chủ yếu. Nó là hỗn hợp của các endopeptidase thiol và một số chất ức chế protease khác nhau. Thêm vào đó là các thành phần khác như phosphatase, glucosidase, peroxidase, cellulase, escharase. Chính vì vậy, bromelain có khả năng phân cắt các liên kết peptide nội phân tử protein hoặc endopeptidase.
Thiết lập thử nghiệm
Một trang trại tư nhân ở Samut Sakhon, Thái Lan là đơn vị tiên phong đã đưa chiết xuất từ phụ phẩm dứa trong ngành thực phẩm. Theo đó, tôm (chủ yếu là thẻ chân trắng) sẽ được nuôi thích nghi trong bể 1000L, độ mặn 10 ppt. Quá trình nuôi sẽ dùng thức ăn viên chứa 40% protein. Tần suất cho ăn là 5 lần/ngày trong 80 ngày.
Xuyên suốt quá trình thí nghiệm, tỷ lệ chết và lột xác của tôm được ghi lại hàng ngày. Kèm theo đó, tôm trong mỗi bể sẽ được đếm và cân hàng tháng. Trong cả quá trình nuôi thí nghiệm, nhiệt độ và độ pH được đo hàng ngày. Trong khi đó, việc kiểm soát nitrit, độ kiềm, canxi và magie được phát hiện hàng tuần cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Hiệu suất tăng trưởng của tôm khi thí nghiệm sẽ được theo dõi để xác định các tiêu chí:
- Mức tăng trọng (WG)
- Tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR)
- Mức tăng trung bình hàng ngày (ADG)
- Tỷ lệ sống (SR)
- Lượng thức ăn ăn vào (FI)
- Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR)
- Hiệu quả sử dụng protein (PER)
Kết quả thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu từ trang trại ở Samut Sakhon chỉ ra rằng PWCE có thể làm chất phụ gia thức ăn. Qua đó giúp để thúc đẩy quá trình lột xác của tôm. Đồng thời hoạt động kháng khuẩn ở tôm cũng được diễn ra.
Được biết trong giai đoạn tiền lột xác, động vật giáp xác phải tích lũy chất dinh dưỡng, năng lượng và khoáng chất. Điều này đòi hỏi phải đảm bảo enzyme protease và các enzyme khác, chẳng hạn như chitinase. Vì vậy, việc bổ sung PWCE sẽ hỗ trợ sự thiếu hụt enzyme protease trong giai đoạn này của chu kỳ lột xác.
Việc bổ sung chiết xuất từ phụ phẩm dứa cho thấy trong thức ăn cung cấp các protein chuỗi ngắn dễ tiêu hóa hơn. Nhờ vậy làm giảm hoạt động của các enzyme nội sinh và các axit amin tự do. Đồng thời kích thích tiết ra chất ức chế trypsin ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của trypsin. Tất cả đều có tác động lớn nhất đến tỷ lệ lột xác và tăng trưởng của tôm.
Việc bổ sung PWCE cho thấy đã ức chế đáng kể vi khuẩn gây bệnh nuôi trồng thủy sản (Vibrio). Quan trọng nhất là không ảnh hưởng đáng kể đến tổng lượng vi khuẩn trong gan tụy của tôm.
Lời kết
Khi sử dụng PWCE của quả dứa sẽ thu được rất nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Hơn hết, chất phụ phẩm này lại không gây hại đến môi trường. Với định hướng phát triển tích cực, trong tương lai không chỉ có chiết xuất từ phụ phẩm dứa được sử dụng trong ngành thủy sản mà các loại thực phẩm khác được chiết xuất để phụ vụ cho ngành thủy sản.
Thúy Duy