Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệQuy trình sản xuất Bột gạo trong phạm vi công nghiệp

Quy trình sản xuất Bột gạo trong phạm vi công nghiệp

Bột gạo là sản phẩm quen thuộc trong ẩm thực được làm từ gạo. Thực phẩm này sử dụng trong hầu hết mọi mặt của đời sống. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất bột gạo trong quy mô công nghiệp nhé!

Bột gạo là sản phẩm quen thuộc trong ẩm thực. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất bột gạo...
Sản phẩm bột gạo

Thị trường tiêu thụ bột gạo rất rộng lớn cả trong và ngoài nước. Do đó, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với việc sản xuất bột gạo rất khắc khe. Để đảm bảo yêu cầu này, bột gạo sẽ được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và tiện lợi nhất.

Ngâm nguyên liệu

Trong khi ngâm, hạt gạo sẽ ngấm nước hay được gọi là hydrat hóa. Quá trình hydrat hoá sẽ làm mềm hạt gạo. Nhờ vậy lớp màng của tế bào bị phá vỡ cấu trúc. Từ đó tinh bột trong gạo sẽ được giải phóng được dễ dàng khi xay. Quá trình ngâm thường kéo dài từ 1 – 2 giờ ở nhiệt độ thường.

Trong quy trình sản xuất bột gạo, gạo sẽ được ngâm trong nước mát. Trong khi đó, một số nhà sản xuất sẽ sử dụng nước kiềm để ngâm gạo. Khi ngâm gạo trong nước kiềm sẽ phải qua bước rửa kiềm. Chính vì vậy, nước ngâm gạo là đặc điểm cơ bản để phân biệt được bột gạo và tinh bột gạo trong quy trình sản xuất.

Xay nhuyễn

Cấu trúc hạt gạo sẽ bị phá vỡ khi xay. Từ đó sẽ giúp giải phóng tinh bột của hạt gạo. Trong quá trình xay, gạo sẽ được bổ sung với nước theo tỉ lệ 1 : 1 để dễ dàng xay hơn.

Công đoạn xay gạo có thể thực hiện thủ công hoặc đầu tư máy móc. Tất nhiên, mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau.

Bột gạo là sản phẩm quen thuộc trong ẩm thực. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất bột gạo...
Gạo sau khi ngâm xong sẽ được xay nhuyễn để thu hỗn hợp bột lỏng

Khuấy tinh bột

Sẽ giúp phân tử tinh bột thoát ra hoàn toàn để tăng hiệu suất thu hồi tinh bột. Thao tác khuấy sẽ giúp một số tạp chất nhẹ còn lẫn trong gạo nổi lên để được loại bỏ dễ dàng. Mặc khác, thành phần lipit sẽ còn lẫn trong bột gạo nếu khuấy không kỹ. Từ đó sẽ tạo mùi khó chịu khi bảo quản thành phẩm.

Tách nước

Đây là công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất bột gạo. Thậm chí sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Theo đó, để tách tinh bột ra khỏi nước có thể dùng 2 cách lọc (lắng cặn) hoặc ly tâm.

Hiệu suất khi thực hiện phương pháp lắng cặn khá tốt và có thể làm với số lượng lớn. Tuy nhiên thời gian lắng cặn lại tốn nhiều thời gian hơn so với phương pháp ly tâm. Trong khi đó, phương pháp ly tâm đòi hỏi phải đầu tư thiết bị cao hơn.

Sấy khô

Sau khi thực hiện tách nước sẽ thu được sản phẩm có dạng bột nhão. Trong sản xuất quy mô nhỏ, khối bột nhão sẽ được chia ra trên mâm tre được bọc vải. Ngược lại, khối bột nhão sẽ được cho lên từng khay chứa bằng inox để đưa vào máy sấy khi sản xuất quy mô lớn.

Khối lượng bột chia cần đồng đều nhằm đảm bảo khô đồng nhất. Bột sẽ còn độ ẩm đạt dưới 15% sau khi phơi hoặc sấy khô. Quá trình phơi sẽ từ từ giảm độ ẩm xuống dưới mức cần thiết mà vi sinh vật và nấm mốc có thể phát triển làm hư hỏng bột.

Thành phẩm

Sau khi bột khô, khối bột sẽ có hiện tượng nứt trên bề mặt. Người ta sẽ phân nhỏ khối bột ra để đóng gói và bảo quản. Mặc khác cũng có thể nghiền mịn bột rồi bao gói bảo quản nhằm tăng giá trị cảm quan hơn.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI