Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệTổng quan quy trình sản xuất Ống hút từ bột gạo

Tổng quan quy trình sản xuất Ống hút từ bột gạo

Ống hút từ bột gạo là sản phẩm đang được quan tâm đáng kể trong đời sống hiện nay. Loại ống hút sinh học này rất thân thiện với môi trường. Bởi lẽ, ống hút từ bột gạo được sản xuất từ nguyên liệu đơn giản, không hoá chất độc hại. Để hiểu rõ hơn, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất ống hút từ bột gạo qua bài viết sau nhé!

Ống hút bột gạo có thời gian phân hủy nhanh giúp bảo vệ môi trường. Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình sản xuất ống hút từ bột gạo...

Nguyên liệu

Bột gạo và bột sắn (còn được gọi là bột năng hay tinh bột khoai mì) là nguyên liệu quan trọng để sản xuất ra ống hút. Tất nhiên đây là phần tinh bột trong hạt gạo và củ sắn (củ khoai mì). Ngoài ra, tùy vào công thức riêng mà các nhà sản xuất có thể sử dụng thêm bột mì hoặc các loại bột khác. Sử dụng bột được sản xuất sẵn hoặc tự làm ra để phục vụ cho quy trình sản xuất.

Thêm nữa, có thể tạo màu sắc đa dạng cho thành phẩm bằng màu thực phẩm từ thực vật. Đương nhiên, việc sử dụng phẩm màu công nghiệp trong sản xuất ống hút từ bột gạo sẽ không có.

Tạo hỗn hợp bột

Đầu tiên, trộn đều các loại bột đã chuẩn bị và màu thực vật cùng với nước. Công đoạn này sẽ sử dụng máy trộn công nghiệp để tạo hỗn hợp bột được mịn. Ngoài ra nhà sản xuất có thể thực hiện trộn bột bằng tay nếu sản xuất quy mô nhỏ. Tất nhiên việc trộn bột bằng tay sẽ chiếm nhiều thời gian trong quá trình sản xuất. Đồng thời hỗn hợp bột cũng có thể không mịn khi trộn thủ công.

Việc sử dụng tỷ lệ nguyên liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm có độ bền, không dễ gãy khi sử dụng là điều rất cần thiết. Với 80% bột gạo và 20% bột sắn (các loại bột khác) cùng màu thực phẩm được cho là tỷ lệ tốt nhất để tạo sản phẩm đảm bảo đặc tính vốn có. Tỷ lệ nguyên liệu này thường được nhiều nhà sản xuất áp dụng. Song, đây không phải là tỷ lệ bắt buộc khi sử dụng nguyên liệu làm ống hút từ bột gạo. Thay vào đó, có thể tính toán tỷ lệ sao cho đảm bảo thành phẩm là được.

Hấp hỗn hợp bột và tạo hạt

Hỗn hợp bột vừa tạo thành sẽ được hấp chín. Nhà sản xuất sẽ cho hỗn hợp bột vào từng khay để hấp. Việc này sẽ giúp hỗn hợp bột chín đều và nhanh hơn.

Khi đã chín, chúng ta sẽ thu được khối bột rắn. Khối bột này sẽ được cho vào máy công nghiệp để thực hiện việc tạo hạt. Mục đích của việc tạo hạt là để tạo độ bền, chống gãy, tạo độ giòn khi thành phẩm.

Tạo hình

Phần bột sau khi tạo hạt sẽ được kéo thành hình ống. Công đoạn này phải được thực hiện bằng máy để sản phẩm được đẹp, đạt tính thẩm mỹ cao.

Ống hút bột gạo có thời gian phân hủy nhanh giúp bảo vệ môi trường. Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình sản xuất ống hút từ bột gạo...
Bột sau khi tạo hạt sẽ được đưa vào máy để kéo hình dạng ống

Phương pháp thủ công

Nếu tạo hình dạng sản phẩm bằng thủ công, người thợ phải cắt ngắn lại phần bột vừa kéo đưa lên giàn treo. Ống bột sẽ phân loại và để khô (khoảng từ 6 đến 12 tiếng). Cuối cùng thợ sẽ cắt ống bột (thực hiện bằng tay hoặc máy) có độ dài, ngắn,… khác nhau theo yêu cầu sản phẩm đầu ra.

Phương pháp sử dụng máy móc

Theo phương pháp hiện đại (sử dụng máy móc), ống bột sau khi kéo sẽ được chuyển thẳng đến máy cắt. Người thợ chỉ cần đưa ống bột vào máy cắt là được. Ngay sau đó, ống bột vừa cắt xong sẽ được chuyển đến máy sấy để làm khô hoàn toàn. Cũng tùy vào yêu cầu sản phẩm đầu ra, ống hút sẽ được cắt theo kích thước phù hợp.

Thành phẩm

Thành phẩm sẽ được phân loại theo nhiều tiêu chí về màu sắc, kích thước,… Sau cùng được đóng gói, lưu kho để đưa tiêu thụ.

Có thể thấy trong quy trình sản xuất ống hút từ bột gạo sẽ không chứa chất bảo quản nào cả. Vì vậy sản phẩm sẽ không gây hại đến sức khoẻ khi dùng. Đặc biệt, người dùng có thể ăn ống hút làm từ bột gạo khi sử dụng.

Việc sử dụng ống hút gạo để thay thế ống hút nhựa ở môi trường nước thường khoảng 2 tiếng. Thêm nữa, sản phẩm có thể tự phân hủy trong khoảng 90 ngày sau khi sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm có thể bảo quản đến tận khoảng 3 năm trong điều kiện tốt nhất về độ ẩm, nhiệt độ môi trường.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI