Muối là một nguyên liệu góp phần không nhỏ để món ăn có hương vị đậm đà hơn. Đây là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp và được sản xuất từ nước biển. Vậy, quy trình sản xuất muối từ nước biển (muối biển) gồm những công đoạn nào? Hãy cùng Foodnk theo dõi bài viết sau đây nhé!
Lợi ích của muối biển đối với sức khoẻ
Muối biển có đa dạng các loại vitamin, acid amin và khoáng chất. Tất cả các chất dinh dưỡng này đều có tác dụng kháng khuẩn, tạo hệ miễn dịch tốt cho cơ thể. Đặc biệt, muối biển góp phần làm thuyên giảm bệnh cảm cúm rất hay.
Các vấn đề về hệ tim mạch, hô hấp, thận,… xảy ra do dư thừa lượng acid trong máu. Song, nhờ vào quá trình sản xuất hoàn toàn tự nhiên, nên muối biển có tác dụng trung hòa lượng acid này trong cơ thể cực kỳ tốt. Đồng thời, loại gia vị này sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố một cách tốt nhất.
Ngoài những công dụng trên, muối biển còn giúp ích trong làm đẹp do có đặc tính sát trùng cao. Nhờ vậy các triệu chứng về da như vẩy nến, khô da, nấm da,… sẽ được cải thiện đáng kể trong thời gian ngắn khi sử dụng.
Muối được sản xuất từ nước biển như thế nào?
Thực chất, muối được sản xuất từ nước biển có 2 cách làm phổ biến. Mỗi cách đều có những ưu điểm khác biệt. Nhưng chung quy lại, muối biển được tạo thành là nhờ quá trình tách natri clorua (NaCl) với nước và các loại muối khác có trong nước biển. Trong đó, chất NaCl chiếm khoảng 90%, các loại muối khác khoảng 3% và tỉ lệ % còn lại là nước. Tuy trong muối biển chỉ chiếm khoảng 3% các loại muối khác. Thế nhưng, trong 3% này chứa tới 60 nguyên tố vi lượng cung cấp cho cơ thể con người.
Theo quy trình truyền thống, người dân sẽ làm sẵn nền chứa muối. Lợi dụng lúc thủy triều lên cao, nước biển sẽ được dẫn vào nền này. Và tất nhiên, cống dẫn nước biển sẽ được đặt ở nơi có nồng độ nước biển cao. Ánh nắng mặt trời sẽ là điều kiện tốt nhất để nước biển bốc hơi. Nhờ đó, nước biển sẽ lắng đọng lại trên mặt nền này. Lớp nước lắng đọng này được gọi là lớp chạt và được tiếp tục phơi nắng để khô nước hoàn toàn. Kết thúc quá trình này là muối đã được kết tinh lại, người dân chỉ việc nạo muối và thu hoạch.
Phương pháp sản xuất muối từ nước biển
Sản xuất muối trên nền đất
Đây là phương pháp làm muối phổ biến nhất và còn được gọi là phương pháp phơi cát. Với phương pháp này, người dân sẽ xử lý nền đất chứa muối để hạn chế nước biển thấm vào đất. Nền đất chứa muối phải được nén thật chắc chắn. Sau đó, nước biển sẽ được dẫn vào nền đất để phơi khô. Bước này sẽ giúp nền đất chứa muối có độ rắn nhất định. Khi nền đất đã đạt chuẩn, người dân sẽ tiếp tục dẫn nước biển vào, người ta gọi đây là ruộng phơi.
Vì nước biển có độ mặn, do đó dưới ánh nắng trực tiếp sẽ khiến nước biển bốc hơi. Khi nước biển bốc hơi sẽ xuất hiện hỗn hợp nước chạt. Tiếp đến, nước chạt sẽ được tiếp tục cho thoát nước lần nữa. Lúc này, nhờ vào ánh nắng mặt trời sẽ khiến nước biển bốc hơi và sẽ tạo được hỗn hợp kết tủa màu trắng. Nền đất kết tủa này được gọi là ruộng ăn hay đó chính là muối. Cuối cùng, người dân chỉ cần cào muối ra là được.
Phương pháp này không cần tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, muối sẽ có nhiều tạp chất trong quá trình sản xuất. Do đó chất lượng muối sẽ không cao.
Sản xuất muối trên nền bạt
Phương pháp này có quy trình tạo muối như trên nền đất. Thế nhưng điểm khác biệt duy nhất đó là, người dân sẽ không cần xử lý nền đất để tạo muối. Thay vào đó, người dân sẽ phủ lớp bạt lên nền đất và dẫn nước biển vào và thực hiện tiếp các quy trình sản xuất chung còn lại. Cách làm này mang lại giá trị, chất lượng muối thành phẩm rất cao. Tuy nhiên đổi lại, sản xuất muối trên nền bạt lại ngốn chi phí không hề nhỏ.
Thúy Duy