Chất béo shortening thường được sử dụng trong công nghệ thực phẩm. Đây là loại chất béo được sản xuất bằng cách hydro hóa dầu thực vật. Shortening có thể được làm từ mỡ động vật hoặc dầu thực vật, nhưng hầu hết các loại shortening hiện nay đều được làm từ dầu thực vật như đậu nành, hạt bông hoặc dầu cọ. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, việc tiêu thụ shortening sẽ làm gia tăng các bệnh về tim mạch và nguy hại đến sức khoẻ của chúng ta.
Những tiềm ẩn nguy hại nếu tiêu thụ shortening
Shortening được chế biến nhiều và thường được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm giàu chất béo và tinh bột như bánh, bánh quy.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm hoàn toàn chất béo chuyển hóa ở Hoa Kỳ kể từ tháng 1 năm 2020 vì chúng có thể phá vỡ chức năng màng tế bào, dẫn đến tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và rối loạn chức năng hệ thần kinh.
Trong một thí nghiệm trên động vật từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đã phát hiện ra rằng loại chất béo này làm thúc đẩy quá trình viêm, mở rộng tế bào mỡ và bệnh gan nhiễm mỡ ở chuột. Ngoài ra, một nghiên cứu khác chứng minh rằng việc tiêu thụ shortening đã gây ra tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở chuột.
Mặc dù vậy, shortening vẫn được chế biến nhiều và thường chỉ được sử dụng để chế biến các món chiên hoặc bánh ngọt có nhiều chất béo và đường bổ sung. Do đó, chúng ta chỉ nên thỉnh thoảng thưởng thức một số món ăn có chứa loại chất béo này.
Thay thế shortening bằng những nguồn chất béo lành mạnh
Cơ thể chúng ta luôn cần phải bổ sung nguồn chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn là điều nên được khuyến khích. Tuy nhiên, thay vì sử dụng shortening, chúng ta nên sử dụng các nguồn cung cấp chất béo lành mạnh dưới đây để giảm nguy hại đến sức khoẻ:
1. Chất béo thực vật
- Dầu dừa
Dầu dừa là nguồn chất béo bão hoà tự nhiên và được sử dụng rộng rãi. Dầu dừa làm cho thực phẩm có mùi thơm đặc trưng và sử dụng nó rất có lợi cho sức khoẻ.
- Dầu hướng dương
Dầu hướng dương được chiết xuất từ hạt của nó. Sử dụng loại dầu thực vật này không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng tích cực đến tim mạch, hỗ trợ giảm cân.
- Chất béo từ hạt điều
Bên trong hạt điều có chứa lượng lớn chất béo lành mạnh. Vì thế, nếu chúng ta cung cấp chất béo từ hạt điều, sẽ không gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là hạn chế mắc bệnh về tim mạch.
2. Chất béo động vật
- Cá hồi
Cá hồi là một trong những nguồn chất béo động vật giàu acid béo lành mạnh. Các chế độ dinh dưỡng hầu hết ở các quốc gia đều khuyến khích nên tiêu thụ chất béo có trong cá hồi.
- Sữa bò
Sữa bò bên cạnh việc cung cấp các vi chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, mà còn là nguồn giàu chất béo mà chúng ta có thể nạp vào cho cơ thể. Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa bò như phô mai cũng chứa một lượng chất béo lành mạnh lớn.
Vy Đặng