Chất đạm (protein) là dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại bỏ qua hoặc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng này. Bởi vì, họ cho rằng trong bữa ăn thường ngày dưỡng chất này đã được dung nạp đầy đủ. Song, các vấn đề về xương khớp, cơ thể hay bệnh vì thiếu sức đề kháng,… đều là những biểu hiện khi thiếu chất đạm. Qua đó, bạn cần cung cấp đủ dưỡng chất này cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
Tầm quan trọng của chất đạm đối với sức khoẻ
Các quá trình phản ứng hóa học của cơ thể đều nhờ vào chất đạm. Vì lẽ, chất đạm sẽ giúp tạo ra hormone và enzym trong quá trình trao đổi chất. Chất đạm được cấu thành từ các chất hữu cơ có thành phần chính là chuỗi amino acid với 22 loại khác nhau. Đặc biệt, cơ thể con người chỉ tự tổng hợp được khoảng 13 loại amino acid. Trong khi đó, 9 loại amino acid còn lại phải được cung cấp từ thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Trung bình sẽ có 10% – 20% chất đạm được cơ thể hấp thụ tùy theo cân nặng của mỗi người.
Những biểu hiện khi cơ thể thiếu chất đạm
Nếu bạn tự tin rằng cơ thể vẫn đảm bảo chất đạm thì sẽ không có vấn đề gì để nói. Thế nhưng, nếu cảm thấy sức khoẻ có biểu hiện khác thường, đặc biệt là những biểu hiện sau đây, rất có thể bạn đã thiếu hoặc vượt quá hàm lượng đạm cần thiết.
Xương khớp dễ tổn thương
Cùng với canxi, chất đạm cũng là thành phần cần thiết cho xương chắc khỏe. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt chất đạm sẽ làm xương khớp dễ chấn thương. Điều này dễ xảy ra ở người cao tuổi, trẻ em, những đối tượng mắc bệnh xương khớp lâu năm.
Cơ thể mệt mỏi kéo dài
Áp lực trong công việc và cuộc sống thường ngày đôi khi sẽ làm bạn mệt mỏi. Điều này không có gì làm lạ cả. Tuy nhiên nếu vấn đề này xảy ra trong thời gian dài, bạn cần phải xem xét lại. Bởi vì, đây là một biểu hiện khi thiếu chất đạm trầm trọng đã được khoa học chứng minh. Nếu không kịp thời bổ sung dưỡng chất này, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều. Thêm nữa, khi bạn thiếu chất đạm sẽ làm hạn chế hàm lượng oxy trong cơ thể, dẫn đến khó thở và suy nhược.
Tóc rụng nhiều, móng tay mềm
Bạn biết không, tóc chắc khỏe và móng tay đẹp, mềm mại đều nhờ vào chất đạm được dung nạp cho cơ thể. Khi thiếu chất dinh dưỡng này dài hạn bạn sẽ thấy tóc rụng nhiều và thường xuyên. Ngoài ra, móng tay của bạn sẽ mềm yếu, không được chắc khoẻ.
Sức đề kháng của cơ thể không tốt
Vào những ngày trời trở lạnh, thời tiết chuyển mùa sẽ dễ xuất hiện bệnh cảm, ho,… nếu cơ thể không có đủ sức đề kháng. Trong trường hợp này, các loại vitamin sẽ là hàng rào bảo vệ vững chắc cho sức khỏe. Tuy nhiên, để hàng rào này không có lỗ hổng nhầm ngăn chặn virus xâm nhập thì cơ thể không thể thiếu chất đạm được. Việc bổ sung chất đạm bằng các loại thực phẩm như rau xanh, thịt, cá,… là giải pháp tốt nhất.
Hàm lượng chất đạm cần cung cấp cho cơ thể
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của chất đạm đối với cơ thể. Tuy nhiên, giống với các loại dưỡng chất khác, nếu dung nạp nhiều chất đạm để cơ thể thoát khỏi những biểu hiện thiếu dưỡng chất này thì bạn đã sai. Theo đó, bạn phải cung cấp chất đạm sao cho đúng cách và có mức độ phù hợp nhất. Bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 0.8g đạm mỗi ngày cho mỗi cân trọng lượng cơ thể – theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ. Còn những đối tượng như vận động viên, hoặc người đang giảm cân thì nên tiêu thụ chất đạm nhiều hơn.
Tạm kết
Có thể thấy, việc bổ sung chất đạm cho cơ thể không thể lơ là. Mặc khác, chúng ta cần phải biết cách cân bằng chất đạm cùng với những chất dinh dưỡng khác hợp lý. Hơn hết, chúng ta cần có chế độ ăn uống lành mạnh. Qua đó, sức khoẻ của chúng ta sẽ được cải thiện mỗi ngày tốt hơn.
Thúy Duy