Đường trong trái cây tương đối cao so với các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, theo khuyến nghị sức khỏe phổ biến trên thế giới đều cho rằng trái cây có lợi cho sức khỏe. Vì lý do này, chúng ta có thể tự hỏi liệu rằng sẽ thực sự khỏe mạnh hay không khi ăn quá nhiều trái cây. Để hiểu rõ hơn, bài viết bên dưới sẽ giải đáp cho bạn nhé!
Chúng ta được dạy rằng nếu tiêu thụ quá nhiều đường sẽ có tác động tiêu cực đến sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, các loại đường được cho rằng gây hại đến sức khỏe chúng ta là đường ăn (sucrose) và siro (fructose).
Thêm vào đó, một lý do khiến lượng đường bổ sung quá nhiều sẽ có hại, do tác động chuyển hóa tiêu cực của đường fructose khi tiêu thụ một lượng lớn. Tuy nhiên, theo thông tin từ trang Healthline chỉ ra rằng, đường fructose chỉ có hại với một lượng lớn và rất khó để lấy quá nhiều fructose từ trái cây.
Giải mã loại đường có trong trái cây
Bên cạnh nhóm rau xanh, trái cây cũng là nhóm thực phẩm giàu chất xơ và chứa lượng lớn nước. Chính vì thế, việc tiêu thụ trái cây được cho rằng vô cùng có lợi cho sức khoẻ.
Ăn trái cây hầu như không thể tiêu thụ đủ lượng đường fructose để gây hại sức khoẻ. Các loại trái cây rất giàu chất xơ và nước, đặc biệt là táo. Vì thế phải mất một thời gian để ăn và tiêu hóa, do đó lượng đường fructose hấp thụ một cách từ từ.
Đối với lượng đường fructose có trong một chai soda là vô cùng lớn, vì thế nó tạo cảm giác no đáng kể. Nguyên nhân là do khi đường fructose xâm nhập vào gan nhanh chóng và với một lượng lớn, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe theo thời gian. Tuy nhiên, khi nó xâm nhập vào gan của chúng ta từ từ và với một lượng nhỏ, như việc ăn trái cây, cơ thể sẽ thích nghi tốt để dễ dàng chuyển hóa đường fructose.
Giải mã loại đường có trong các sản phẩm chế biến từ trái cây
Nguồn trái cây tươi là vô cùng tốt cho sức khỏe đối với hầu hết mọi người. Trên thị trường hiện nay đã có nhiều sản phẩm được chế biến từ trái cây như sản phẩm nước trái cây, trái cây sấy dẻo.
Đối với các sản phẩm công nghiệp, công thức nước hoa quả trên thị trường bao gồm nước trộn với một số loại chất cô đặc và rất nhiều đường bổ sung thêm vào. Chính vì thế, có rất nhiều đường trong nước ép trái cây, tương đương với một loại nước giải khát có đường. Thêm vào đó, các sản phẩm chế biến từ trái cây còn không có chứa chất xơ và cơ thể rất dễ hấp thụ một lượng lớn đường trong thời gian ngắn. Tương tự như nhóm sản phẩm trái cây sấy dẻo, cũng có chứa lượng đường rất cao.
Kết luận
Mặc dù ăn toàn bộ trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng điều này không đúng đối với nhóm nước ép trái cây và trái cây sấy khô. Cả hai đều chứa nhiều đường và khiến cơ thể của chúng ta dễ dàng tiêu thụ quá nhiều.
Vì vậy, khuyến khích chúng ta nên ăn trái cây tươi hơn là việc ăn các sản phẩm được chế biến từ trái cây do hàm lượng đường cao và sẽ gây tổn hại đến sức khoẻ, khiến cơ thể dễ dàng thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng.
Vy Đặng