Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngGangina - Kỹ thuật bảo quản cổ xưa giúp nho tươi đến 6 tháng

Gangina – Kỹ thuật bảo quản cổ xưa giúp nho tươi đến 6 tháng

Bạn phải làm gì nếu muốn kéo dài thời hạn sử dụng của những loại trái cây theo mùa yêu thích của mình? Đặt chúng vào tủ lạnh có thể giúp trái cây tươi trong một tuần, nếu muốn tươi lâu hơn bạn chắc chắn sẽ cân nhắc đến việc đông lạnh. Một số kỹ thuật bảo quản hiện đại như dùng 1-MCP, chitosan,… có hiệu quả với trái cây có vỏ dày như chuối, táo và lê,… tuy nhiên chúng ta sẽ rất khó để giữ trái cây tươi vỏ mỏng ở trạng thái chín mọng nước lâu hơn một vài tuần mà không có một trong các biện pháp can thiệp công nghệ đặc biệt. Nhưng, ở miền bắc Afghanistan, có một kỹ thuật bảo quản truyền thống rất hiệu quả đối với các loại trái cây mùa hè ở địa phương để bán vào mùa đông hoặc mùa xuân. Phiên âm tiếng Anh (vì không có từ tiếng Anh trực tiếp) cho phương pháp này được gọi là gangina (hoặc kangina).

Nhìn có vẻ như những cái chum đất lớn, mỗi gangina được làm từ hai lớp bùn đất sét ướt, mỗi lớp được nặn thành hình cái bát rồi đem phơi nắng

Nhìn có vẻ như những cái chum đất lớn, mỗi gangina được làm từ hai lớp bùn đất sét ướt, mỗi lớp được nặn thành hình cái bát rồi đem phơi nắng để chúng khô lại. Khi mỗi cặp “bát đất” này được làm khô hoàn toàn, khoảng 1kg trái cây chín, mọng, thường là nho – được cho vào bên trong, sau đó người ta dùng một phần bùn khác để bịt kín tạo thành một quả kín duy nhất. Sau đó, gangina được cất giữ trong một không gian mát mẻ tránh gió và ánh nắng trực tiếp; một số người thích chôn chúng dưới lòng đất để cất giữ.

Nhìn có vẻ như những cái chum đất lớn, mỗi gangina được làm từ hai lớp bùn đất sét ướt, mỗi lớp được nặn thành hình cái bát rồi đem phơi nắng

Không chỉ dùng bảo quản nho, người dân Afghanistan còn dùng cách này để bảo quản nhiều loại trái cây khác để bán trong những tháng mùa đông – thời điểm có ít loại trái cây tươi. Những người dân địa phương cho biết, điều bắt buộc trong phương pháp bảo quản nho này là chỉ lấy những trái nho tươi, khỏe mạnh. Khi có một quả nho xấu, nó có thể phá hỏng cả thùng nho.

Các dân tộc miền bắc Afghanistan đã sử dụng phương pháp này hàng trăm năm qua để giữ cho nho của họ tươi lâu sau mùa trồng trọt. Trên thực tế, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng khu vực địa lý của Afghanistan đã trồng nho ít nhất từ ​​năm 2000 trước Công Nguyên, khiến nó trở thành một trong những khu vực trồng nho cổ xưa nhất trên hành tinh.

Nhìn có vẻ như những cái chum đất lớn, mỗi gangina được làm từ hai lớp bùn đất sét ướt, mỗi lớp được nặn thành hình cái bát rồi đem phơi nắng

Trong khi nho khô cũng rất phổ biến ở Afghanistan nhưng vào thời điểm mùa đông và mùa xuân đến, với lượng trái cây tươi khan hiếm, những trái nho chín mọng nước, nằm gọn trong gangina của chúng rất được săn đón. Trong những tháng lạnh giá này, các khu chợ gangina trên khắp miền bắc, người dân địa phương thích thú với hương vị ngọt ngào của mùa hè và nhiều nông dân kiếm được thu nhập kha khá từ kỹ thuật bảo quản cổ xưa hầu như không được biết đến bên ngoài Afghanistan này.

FOODNK

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI