Lá dứa là thực phẩm được sử dụng phổ biến trong đời sống. Ngoài việc dùng để tạo màu sắc cho món ăn thì chúng còn giúp giảm dị ứng da, hỗ trợ giấc ngủ rất tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết hết về công dụng của chúng, hãy cùng Foodnk tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Tổng quan
Lá dứa còn được gọi là lá nếp thơm và có tên khoa học là Pandanus amaryllifolius. Nhiều người vẫn nhầm tưởng chúng với lá của cây dứa dùng để ăn quả. Lá dứa thuộc loại thân thảo và lá dài khoảng 20cm – 30cm. Mặt trên của lá có màu xanh thẫm. Đặc biệt, lá có mùi thơm rất dễ chịu mà không phải thực phẩm nào cũng có được. Vì những đặc tính trên mà chúng là một trong số ít thực phẩm không kén môi trường sinh trưởng. Thế nên, loại cây trồng này rất dễ phát triển ở những nơi đất ẩm và có bóng mát. Tại Việt Nam, chúng được trồng rải rác ở các vùng miền, nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.
Khi thu hái lá dứa người ta chọn những lá bánh tẻ để có hương thơm tự nhiên hơn. Còn những lá già sẽ được loại bỏ để giúp cây tiếp tục phát triển. Hơn nữa rất dễ sơ chế, chỉ cần rửa sạch cả 2 bề mặt lá để loại bỏ bụi bẩn là có thể mang sử dụng.
Thành phần hóa học trong lá dứa
Vì lá dứa là nguyên liệu được sử dụng chủ yếu để tạo hương vị, màu sắc trong ẩm thực. Do đó hoạt chất được tìm thấy trong chúng là enzyme dễ oxy hóa 2-acetyl-1-pyrroline (chất tạo hương thơm). Ngoài ra, chúng còn chứa các thành phần hóa học như nước, alkaloid, glycoside, 3-metyl-2(5H)-furanon,…
Trên thực tế, chưa có một báo cáo khoa học nào kiểm chứng về tác dụng phụ của lá dứa. Do đó những hoạt chất trong loại cây trồng này không gây hại nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, người dùng cũng phải sử dụng sao cho phù hợp nhất để phát huy công dụng của chúng.
Công dụng của lá dứa trong đời sống
Nguyên liệu tuyệt vời trong ẩm thực
Lá dứa là một nguyên liệu tuyệt vời được dùng trong ẩm thực. Chúng có tác dụng làm tăng hương vị cho món ăn và kích thích thị giác bởi màu xanh bắt mắt. Thông thường, người dùng sẽ mang lá xay nhuyễn để lấy phần nước cốt chế biến món ăn. Hay đơn giản hơn, để lá trực tiếp vào món ăn giúp làm dậy mùi thơm cũng được nhiều người áp dụng.
Hỗ trợ tốt cho giấc ngủ
So với lá trà, lá sen hay cà phê thì hàm lượng tanin trong lá dứa thấp hơn rất nhiều. Nhưng hàm lượng tanin này vẫn đủ để giúp giấc ngủ của bạn được cải thiện tốt hơn. Chỉ cần dùng lá nấu nước uống từ 2 đến 3 tuần bạn sẽ thấy rõ kết quả. Đồng thời, chúng cũng có khả năng giúp giảm căng thẳng và an thần cực kỳ hữu hiệu. Theo một số nghiên cứu, thành phần alkaloid trong chúng còn tác động tích cực đến hệ thần kinh. Thế nên, dùng lá dứa là phương pháp đơn giản sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Giúp kháng khuẩn và giảm dị ứng da hiệu quả
Giúp giảm dị ứng trên da là công dụng của lá dứa mà ít ai biết đến. Thành phần alkaloid và flavonoid trong lá liên kết với nhau tạo thành hoạt chất chống oxy hóa mạnh. Nhờ vào hoạt chất này mà tình trạng dị ứng da sẽ giảm đáng kể khi dùng chúng trong thời gian ngắn.
Không dừng lại ở đó, nếu chảy máu do đứt tay hoặc bị trầy xước thì lá dứa sẽ giúp ích trong trường hợp này. Bạn dùng lá giã nhuyễn rồi đắp vào vết thương là được. Việc này sẽ giúp vết thương không bị viêm nhiễm và sẽ nhanh lành hơn.
Thúy Duy