“Thịt thực vật” là cơn sốt lớn trong cuộc cách mạng ngành Công nghệ thực phẩm vào năm 2019. Loại thịt này được hầu hết được công chúng đón nhận rất tích cực. Với mục tiêu nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong ngành công nghiệp chăn nuôi. Cùng với vấn đề loài người có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực phẩm trong tương lai. Nhưng liệu “Thịt thực vật” có đáp ứng dinh dưỡng như thịt động vật hay không?
Bài viết này chỉ nhận xét dựa trên cơ sở tính khoa học, dinh dưỡng của thực phẩm. Các yếu tố khác (sở thích, đạo đức, môi trường,…) thì sẽ không xem xét bạn nhé!
Thịt thực vật là gì?
Thịt chay (thịt thực vật) với các thành phần chính gồm nước, protein đậu nành, dầu dừa tinh chế, các hương liệu tự nhiên. 100% không chứa protein động vật trong quá trình sản xuất.
Dinh dưỡng bên trong “Thịt thực vật”
Loại thịt này được thay thế hoàn toàn bằng các protein thực vật. Vì thế chúng chứa một hàm lượng chất xơ rất cao. Theo chế độ dinh dưỡng được khuyến nghị: Chúng ta nên bổ sung lượng chất xơ vừa đủ cho cơ thế, lượng chất xơ chiếm gần ½ trong một khẩu phần ăn hàng ngày. Chất xơ giúp cơ thể chúng ta khoẻ mạnh, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư, tiểu đường hay béo phì.
Chất béo từ “Thịt thực vật” hoàn toàn chiết xuất từ dầu dừa. Trong dầu dừa chứa vitamin E giúp ngăn chặn các gốc tự do. Có tác dụng cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể chúng ta. Dầu thực vật này là sự thay thế tốt cho sức khoẻ so với loại mỡ từ động vật. Giúp giảm lượng hấp thu cholesterol trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Kali Clorua là một khoáng chất tự nhiên. Nó được bổ sung để cung cấp sự cân bằng khoáng chất gần với lượng khoáng của thịt động vật.
Màu đỏ trong sản phẩm này bổ sung từ nước ép củ dền. Nó mang đến cho người tiêu dùng cảm giác “rỉ máu” của miếng thịt bò đỏ rất thực.
Bên cạnh đó, việc thay thế dùng loại phụ gia lecithin chiết xuất từ hoa hướng dương cũng chính là giải pháp của công nghệ này. Chất nhũ hoá tự nhiên giúp ngăn ngừa sự phân tách giữa các thành phần, cải thiện kết cấu.
Những lợi ích đến sức khoẻ
1. Lượng chất béo ”lành mạnh”
Gần như chứa rất ít hoặc không có lượng chất béo bão hoà. Chúng đã được thay thế bằng các chất béo từ thực vật (chất béo không bão hoà). Vì thế chúng có tác dụng tích cực đến sức khoẻ con người.
2. Giảm nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm
Thịt làm từ thực vật an toàn hơn trong việc sử dụng. Giúp giảm nguy cơ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như Salmonella và Escherichia coli O157:H7. Vi sinh vật này thường bị lây nhiễm khi giết mổ động vật, chúng gây bệnh từ nội tàng bò. Cho nên sử dụng hoàn toàn protein từ thực vật giúp ngăn chặn vấn đề này.
3. Giảm hàm lượng Cholesterol
Một miếng thịt bò chứa khoảng 340 Kcal và 95,2mg Cholesterol. Trong khi thịt làm từ nguồn gốc thực vật chỉ chứa 260 Kcal và hầu như không chứa Cholesterol. Vì thế thịt thực vật không chỉ phù hợp trong các chế độ eat clean, ăn chay mà còn có thể sử dụng cho các bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, hay huyết áp cao.
Kết luận
Sản phẩm này không chỉ phù hợp cho người ăn chay mà còn rất tốt để cải thiện sức khỏe cho hầu hết mọi người. Nếu ta tiêu thụ lượng thịt đỏ cao trong khẩu phần ăn sẽ có các hậu quả xấu đến sức khoẻ. Các bệnh như (béo phì, bệnh tim mạch, bệnh ung thư,…) sẽ hạn chế nếu ta thay thế bằng các protein từ thực vật. Đạm từ thực vật như (các loại đậu, hạt hướng dương, rau xanh,…) rất tốt cho sức khỏe hệ tim mạch. Cho nên thịt có nguồn gốc từ thực vật rất tốt cho sức khỏe chúng ta, bạn nhé!
Vy Đặng