Tương ớt là sản phẩm quen thuộc của mọi người và mọi nhà. Sản phẩm này mang lại giá trị kinh tế không những cho bà con trồng ớt mà cả cho các nhà sản xuất. Hôm nay Foodnk sẽ giới thiệu đến các bạn một quy trình công nghệ sản xuất tương ớt cơ bản.
Tổng quan về nguyên liệu ớt
Ớt( Capsium annuum), là một loại rau phổ biến và được ưa thích trên khắp thế giới nhờ màu sắc, hương, vị, và giá trị dinh dưỡng. Ớt cay là một thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là ở Lào. Nó được ăn tươi hoặc được sử dụng như một gia vị của nhiều món ăn tươi hoặc chín khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vị cay nóng.
Thành phần hóa học
Trong ớt có chứa một số hợp chất sau: Capscicain chiếm tỷ lệ khoảng 0.05 – 2.00%. Cấu trúc hóa học đã được xác định là axit isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Ngoài ra còn có Capsaicin, là chất gây đỏ, nóng chỉ xuất hiện ở quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0.01 – 0.1%.
Một số nghiên cứu cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng Capsaicin nhiều hơn. Người ta tìm ra vị cay nồng của nó là do capsaicin và các hợp chất capscicinoid khác, nhưng thực tế nó rất giàu vitamin C và tiền vitamin A, nguồn lớn của hầu hết các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6, và hàm lượng kali, magie, sắt lớn.
Quy trình Công nghệ sản xuất tương ớt
Thuyết minh quy trình
Chuẩn bị nguyên liệu: Loại bỏ quả thối, cắt bỏ cuống, và những thành phần hỏng, vết đen, khuyết tật. Cà chua to quả nên bổ nhỏ để dễ nghiền chà.
Luộc hấp: Nếu không có máy nghiền, cần luộc hoặc hấp ớt, cà chua để quả mềm dễ tách vỏ và hạt. Nếu có máy nghiền thì không cần làm chín nguyên liệu
Xay chà tách vỏ hạt: Cà chua, ớt được xay nhuyễn, chà qua rá tre, hoặc rây có kích thước lỗ nhỏ để thu được thịt quả nhuyễn, loại bỏ hạt, vỏ.
Phối trộn và cô đặc: Trộn đều phần thịt quả nhuyễn của cà chua, ớt, tỏi với đường và muối sau đó gia nhiệt hỗn hợp đến nhiệt độ sôi và giữ nhiệt trong khoảng 5-10 phút. Các phụ gia khác lần lượt cho vào hỗn hợp. Trong quá trình cô đặc phải khuấy liên tục để tránh bén nồi.
Công thức phối trộn:
Ớt quả tươi: 200g; cà chua: 600g; tỏi củ: 100g; đường kính: 120g; muối ăn: 30g; mì chính: 15g; bột sắn: 0g; axit axetic đậm đặc: 5ml (hoặc axit citric: 5g); benzoat natri: 1g.
Rót chai: Khi hỗn hợp đạt được độ đặc mong muốn, nhanh chóng rót sản phẩm vào những dụng cụ chứa đựng sạch đã được thanh trùng trước, đậy nắp kín ngay khi sản phẩm còn nóng.
FOODNK
Cám ơn Foodnk về bài báo. Mình có thắc mắc là tại sao phải đóng chai lúc tương còn nóng. Và thời gian bảo quản theo quy trình này là bao lâu ạ? Xin cảm ơn.
Chào bạn, thắc mắc của bạn đã được giải đáp qua email nhé! 😀
mình cũng thắc mắc vậy. Bạn giải đáp giúp ạ
mình cũng thắc mắc vậy. Bạn giải đáp giúp ạ
rót nóng để có thể bài khí, sản phẩm sẽ không bị bọt khí, và được đồng nhất đó ạ
Đúng rồi bạn nhé!
Theo cách làm này tương ớt bảo quản được mấy tháng bạn nhỉ?
Chào bạn, để bảo quản được lâu, phụ thuộc vào nhiều yếu tố kiểm soát quy trình nữa bạn nhé! Cơ bản sản phẩm tương ớt trong công nghiệp thì quy trình cơ bản là như vậy, và hạn dùng thường từ 9 – 12 tháng.
Cảm ơn Foodnk! Mình đang quan tâm vấn đề này, xin hỏi nếu mình làm tương sạch thì nên phối trộn thế nào? Và cô đặc tự nhiên thì để được bao lâu
Cám ơn Foodnk. Tôi có thắc mắc là tại sao tương ớt mới làm ra vị cay ít. Để ổn định một thời gian vị cay mới được tăng lên? Xin cảm ơn.