Mía có vô số tác dụng đối với sức khỏe như điều trị bệnh vàng da, chống viêm nhiễm… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết hết về công dụng của mía ra sao. Chúng cũng được xem là nguồn cung cấp dinh dưỡng sạch và tự nhiên. Hãy cùng Foodnk tìm hiểu qua thông tin dưới đây nhé!
Giới thiệu về cây mía
Cây mía được trồng nhiều ở nước ta và phổ biến trong đời sống. Cây có thân cao khoảng trên 1m, lá dài và mỏng. Loài cây này được trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới và ôn đới. Chúng được trồng bằng ngọn hoặc các đốt mắc ở thân. Do đó, cây dễ trồng và sinh trưởng nhanh sau khoảng 11 tháng đến 17 tháng.
Hiện nay, có rất nhiều loại mía khác nhau như: mía thân tím, mía thân đỏ,… mỗi loại đều mang cho mình giá trị dinh dưỡng với những thành phần đặc trưng riêng.
Thông thường mía có thể dùng ăn trực tiếp khi bỏ vỏ bên ngoài, hoặc ép lấy nước để uống giải khát. Ngoài ra, nước mía ép có thể phối hợp với các nguyên liệu khác để thực phẩm thêm ngon hơn. Đặc biệt, trong công nghiệp chúng còn được dùng để sản xuất đường hoặc mì chính.
Thành phần dinh dưỡng trong cây mía
Mía chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đủ cung cấp cho cơ thể. Ước tính trong 28,35g mía có các thành phần như sau:
- Calo: 111,43calo
- Đường: 25,71g
- Carbohydrate: 27,40mg
- Chất xơ: 10% đến 15% chất xơ bão hòa; 0,71g chất xơ không bão hòa
- Nước: 70% – 75%
- Protein: 0,20mg
- Vitamin B2: 0,16mg
- Magie: 2,49mg
- Kali: 162,86mg
- Sacarose: 7% – 10%
Ngoài thành phần chính vốn có thì các chất khoáng như kali, kẽm, các chất lên men,… chứa hàm lượng nhỏ, điều này giúp thành phần dinh dưỡng có trong mía trở nên đa dạng hơn.
Công dụng của cây mía
- Giúp chống oxy hóa hiệu quả cho làn da: quá trình oxy hóa, lão hóa da sẽ diễn ra chậm hơn nhờ vào chất phytonutrient. Đồng thời, thành phần này giúp tránh các tác nhân gây hại từ ánh mặt trời, làm da thêm chắc khỏe và giảm các nếp nhăn.
- Giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể: nước mía là một thức uống giải khát được lựa chọn nhiều nhất. Các phân tử đường trong mía giúp bổ sung nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể khi bị thiếu hụt.
- Giúp trị bệnh vàng da hiệu quả: bệnh vàng da do sắc tố trong billirubin máu làm suy giảm chức năng gan gây ra. Nhờ protein và chất xơ có trong thực phẩm giúp phục hồi chức năng gan và làm da khỏe mạnh trở lại.
- Giúp trị nhiễm trùng và chống viêm nhiễm hiệu quả: uống một ly nước mía mỗi ngày có thể giúp vết thương hở nhanh lành hơn. Do chất khoáng và vitamin có trong mía giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
- Giúp giữ ấm cơ thể thường xuyên: nhiệt độ cơ thể được duy trì ổn định nhờ vào các loại vitamin trong cây mía. Đó cũng là lý do nhiều người lựa chọn thực phẩm này để dùng, đặc biệt là trong những ngày hè.
Kết luận
Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được công dụng của mía, cũng như hiểu hơn về các dinh dưỡng có trong chúng. Từ đó, giúp bạn sử dụng mía một cách hợp lý nhất.
Thúy Duy