Bạn đã bao giờ nghĩ rằng sẽ làm sản phẩm từ phế phụ liệu vỏ cà phê chưa?. Từ một phế phẩm bỏ đi sau khi thu hoạch, giờ đây chúng ta có thể tận dụng vỏ cà phê làm phân hữu cơ sinh học. Hoặc thậm chí chế biến thành sản phẩm đồ uống với hương vị thơm ngon mang lại giá trị cao.
Các sản phẩm được chế biến từ vỏ cà phê
Điều mà nhiều người nông dân vẫn chưa nghĩ đến là những thức uống được làm từ vỏ cà phê. Đôi khi sản phẩm từ vỏ cà phê, chúng lại có giá thành cao hơn cả hạt cà phê. Người nông dân có thêm thu nhập từ thứ tưởng như phải bỏ đi này.
Ở nhiều nơi trồng cà phê trên thế giới, ngay cả Việt Nam, người nông dân thường phơi khô vỏ cà phê để chụm lửa hay làm phân bón, thậm chí họ không dùng đến. Cách nay khoảng một thập kỷ, Aida Batlle, một nông dân El Salvador, đi ngang qua bãi vỏ cà phê phơi dưới nắng. Cô cảm thấy hương từ vỏ cà phê phơi khô bốc lên, tựa như mùi hương hoa dâm bụt. Thoang thoảng kết hợp hương với vài loại thảo mộc khác. Cô nghĩ đến việc liệu có thể trích xuất mùi hương này ra được hay không. Vì vậy, cô thử nghiệm đem vỏ cà phê ngâm trong nước nóng và chiết xuất chúng.
Vỏ cà phê arabica chuẩn bị được đem xử lý trong một nhà máy chế biến cà phê. Đến nay, vỏ cà phê đã có được chỗ đứng trên thị trường. Mới đây, Starbucks giới thiệu một loại thức uống mới tại Mỹ và Canada, được làm từ si-rô vỏ cà phê và một loại topping (phụ liệu trang trí bề mặt thức uống) làm từ vỏ cà phê.
Tiệm cà phê Starbucks ở Chicago, Mỹ bán ly cappuccino đá size trung, vớt bọt làm từ vỏ cà phê. Chúng có giá từ 4,75 đô la Mỹ. Thức uống này có ít chất béo, tốt cho sức khỏe. Bọt và si-rô được trích xuất từ hỗn hợp giữa đường và vỏ cà phê phơi khô. Một chuỗi thương hiệu cà phê phổ biến khác tại Chicago là Fairgrounds Coffee & Tea cũng đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng để tung ra thức uống chuyên làm từ vỏ cà phê, với mức giá dự kiến 5 đô la.
Không chỉ vậy, những đối thủ cạnh tranh của các công ty này như Stumptown Coffee Roasters và Blue Bottle Coffee cũng đang thêm vào menu của họ là trà và một loại thức uống có gas cũng được làm từ vỏ cà phê.
Bằng những khảo sát và so sánh giá của thức uống làm từ cà phê và từ vỏ cà phê. Tờ Bloomberg cho rằng:”Thức uống làm từ vỏ có giá cao hơn khi làm từ hạt cà phê”. Vì thế, vỏ cà phê được xem là một loại phế phẩm có thời điểm lại bán được giá hơn hạt cà phê của nông dân.
Theo Batlle, một pound (0,45kg) vỏ cà phê giá 7 đô la, trong khi cà phê hạt chỉ ở mức là 1,2 đô la. Batlle cho biết, vỏ cà phê chứa ít caffeine và ít vị hơn cà phê thông thường. Ngoài ra có mùi ngai ngái của hoa dâm bụt. Vỏ cà phê còn có hương của đu đủ và táo xanh tuỳ vào cách và nơi trồng cà phê.
Hiện thời, sản lượng cung ứng vỏ cà phê chưa nhiều, còn quá nhỏ. Cũng chưa có số liệu thống kê chính thức nào, nhưng rõ ràng nhu cầu thị trường đang có. Dù vậy, người nông dân như Batlle vẫn đối diện với rủi ro không chắc chắn về thị trường này.
“Chúng tôi không muốn mua một năm 500 pound vỏ cà phê rồi năm sau không mua cân nào cả. Chúng tôi muốn thị trường này là bền vững cho mọi người liên quan” Sam Sabori, nhà quản lý chất lượng của chuỗi cà phê Intelligentsia Coffee tại Chicago lý giải.
Việc chế tạo phế phụ liệu vỏ cà phê thành phân hữu cơ thực sự có lợi?
Nước ta có hai vùng trồng cà phê nhiều nhất là Đăk Lăk và Tây nguyên. Mỗi năm từ 2 vùng đất này sẽ thải ra hàng trăm tấn vỏ của quả cà phê. Một lượng phân hữu cơ được sản xuất nếu tận dụng vỏ cà phê từ 2 vùng này. Từ đó mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Chỉ cần lấy vỏ cà phê và mua thêm men sinh học, phân chuồng, phân ure, phân lân, vôi và đường ăn là đã có thể sản xuất ra hữu cơ sinh học. Phân hữu cơ có chất lượng tốt nhưng giá chỉ bằng 30% so với phân cùng loại trên thị trường. Có thể tiết kiệm được một lượng kinh phí đáng kể để đầu tư cho công việc khác. Mặt khác, bón phân hữu cơ sinh học này giúp cho cây trồng sinh trưởng tốt, ổn định năng suất. Góp phần giảm được lượng phân khoáng là hướng đi đầy tiềm năng để tiết kiệm chi phí sản xuất.
Lợi ích về môi trường của phân hữu cơ làm từ vỏ cà phê
- Không gây ô nhiểm môi trường sinh thái, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, cây trồng, vật nuôi.
- Cải thiện kết cấu, độ xốp và độ phì nhiêu của môi trường đất.
- Cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trường đất.
- Có tác dụng phân huỷ, chuyển hoá các chất hữu cơ khác trong đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
- Có tác dụng nâng cao được hệ số sử dụng phân khoáng bón cho cây trồng. Dẫn đến giảm thiểu lượng phân hoá học rữa trôi xuống tầng nước ngầm. Giúp thăng hoa vào môi trường không khí gây ô nhiểm môi trường.
Linh Như