Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngBệnh nào thức nấyBạn có biết thực phẩm tăng sức đề kháng giúp phòng tránh dịch Covid 19

Bạn có biết thực phẩm tăng sức đề kháng giúp phòng tránh dịch Covid 19

Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây hạn chế ăn các món nướng, chiên … Đặc biệt là biết cân đối giữa đạm động vật và thực vật. Việc này sẽ giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh. Tỏi và trái cây họ cam, quýt, bưởi, chanh… chứa vitamin C. Chúng cũng có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng nCoV.

Tỏi

Tỏi và trái cây họ cam, quýt, bưởi, chanh... chứa vitamin C, cũng có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng nCoV.

Tỏi tên khoa học là Allium sativum Linn, thuộc họ hành. Chúng có nguồn gốc từ Trung Châu Á và được trồng ở nhiều nước ôn đới.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ, cho biết tỏi có giá trị sử dụng và giá trị sinh học cao, dùng tăng nhiệt cho cơ thể. Từ cổ xưa, người ta đã biết sử dụng tỏi để tăng sức dẻo dai và đề phòng bệnh tật. Lực sĩ thời thượng cổ trong kỳ Olympic đều ăn tỏi trước khi thi đấu. Thợ xây kim tự tháp Ai Cập ăn tỏi hàng ngày để tăng sức khỏe.

Một trong những công dụng của tỏi là tiêu diệt vi trùng. Tỏi được coi như chất kháng sinh và kháng khuẩn. Khi bị cảm lạnh, hen phế quản và ho gà, người ta thường xoa ngực bằng tỏi giã nát.

Dùng một tép tỏi tươi xoa ngoài da trị chàm, nấm tóc và mụn cóc sẽ phần nào được chữa lành. Những phương pháp khác không trị lành. Người xưa thường dùng cồn tỏi để nhỏ mũi hoặc cho ngửi tỏi nghiền nhỏ cũng để trị lành các bệnh cúm, viêm họng, sổ mũi lúc mới khởi phát. Tỏi cũng có thể dùng cho người bệnh nặng hơn như viêm phổi, viêm tai, viêm phổi mạc mắt.

Ngoài ra, tỏi có tác dụng kích thích và điều hòa chức năng cơ thể. Như điều hòa các rối loạn chức năng gan (gây bệnh vàng da) và các tuyến nội tiết, đau thần kinh hông, chóng mặt, nóng lạnh bất thường. Tỏi giã vắt lấy nước cốt uống (10 ml) chữa sốt truyền nhiễm, cảm cúm, nhức đầu.

Trong tỏi có glucosid lưu huỳnh. Là một chất dầu bay hơi hỗn hợp của sunlfua và oxyt allyl gần như nguyên chất, lưu huỳnh, hai hoạt chất kháng khuẩn là alixin và garlixin. Alixin có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram (+) và gram (-) (vi khuẩn đường ruột) và chống nấm gây bệnh.

Các chế phẩm từ tỏi gồm tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông… Chúng có thể sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trái cây họ cam, quýt

Tỏi và trái cây họ cam, quýt, bưởi, chanh... chứa vitamin C, cũng có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng nCoV. Hãy cùng Foodnk tìm...

Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, chanh… chứa nhiều vitamin C, tăng cường sức đề kháng. Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, công năng lưu thông khí huyết, nhuận phế thanh tràng, bổ huyết kiện tỳ. Bưởi chứa flavanoid giúp cơ thể tăng cường chức năng huyết quản và tiêu viêm. Vitamin C có trong nước ép bưởi có thể hỗ trợ làm lành vết thương, giảm viêm nhiễm và hạn chế sự xâm nhập của virus, vi khuẩn (như corona, E. coli,…) vào hệ miễn dịch.

Giống như bưởi, cam, quýt có vị chua, tính mát, tác dụng giải khát, mát phổi, tiêu đờm. Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C trong quả họ cam quýt có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh. Rút ngắn từ một đến 1.5 ngày, cải thiện các chứng ho khan, mất tiếng, cảm sốt nóng… Người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại rau quả như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm…

Vắt nước chanh uống, lấy vỏ chanh xoa vào lồng ngực, xát vào tay chân để trị sốt cao, co giật. Lá chanh sắc lấy nước xông cho ra mồ hôi để trị cảm sốt nóng. Vỏ cam hay vỏ bưởi sắc uống trị đờm trệ, tiêu hóa kém.

Đạm

Tỏi và trái cây họ cam, quýt, bưởi, chanh... chứa vitamin C, cũng có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng nCoV. Hãy cùng Foodnk tìm...

Nên ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp 15 – 20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên phối hợp cân đối giữa đạm động vật và thực vật. Phối hợp đủ cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản, đậu, đỗ…

Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò… nhiều sắt, giúp phòng chống thiếu máu, thiếu sắt. Bạn không nên ăn nhiều đạm, chúng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư, gout… Nên ăn thịt gia cầm như gà, vịt, ngan, chim… ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần.

Các loại hạt đậu, đỗ cung cấp một số acid amin thiết yếu mà đạm động vật ít có. Mỗi người lớn trung bình nên ăn 160 g thịt lợn một ngày hoặc 180 g cá, 230 g trứng, 300 g đậu phụ.

Chất béo

Nhóm chất béo bao gồm mỡ động vật và dầu thực vật. Chúng cung cấp năng lượng, hỗ trợ cơ thể hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Khẩu phần hàng ngày nên phối hợp cả chất béo động vật (60%) và thực vật (40%). Không nên thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng các chất béo thực vật.

Không nên ăn quá nhiều các món xào, rán, nướng và nên tăng cường ăn các món luộc, hấp. Những món này sẽ làm giảm chất dinh dưỡng và biến đổi thực phẩm gây tác hại cho sức khỏe. Mỗi người lớn mỗi ngày trung bình nên ăn khoảng 25 – 30g dầu, mỡ tương đương 5 – 6 thìa cà phê dầu, mỡ.

Rau xanh

Bổ sung thêm nhiều rau xanh và quả chín để tăng sức miễn dịch cho cơ thể. Y tế thế giới khuyến cáo đối với người lớn nên ăn 400 – 600 g rau quả một ngày. Trẻ em tập ăn rau, quả với cách chế biến phù hợp và đa dạng hơn.

Nên ăn các loại quả chín màu vàng, đỏ, da cam như đu đủ, hồng, dưa hấu, cam, quýt vàng. Vì chúng có hàm lượng caroten khá cao và giàu sắt. Đặc biệt màng gấc tươi có hàm lượng caroten đặc biệt cao. Có khả năng phòng bệnh thiếu vitamin A, chống oxy hóa và ung thư.

Đối với những người bệnh đái tháo đường, béo phì, không nên ăn những trái cây ngọt như xoài, nhãn, dứa, chuối…

Rau xanh còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Trong đó, các vitamin A, C, D, E và chất khoáng như sắt, kẽm, selen… có vai trò quan trọng trong tăng sức đề kháng và miễn dịch cơ thể, nếu thiếu làm giảm sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Nên ăn rau ngót, rau đay, rau dền là những loại nhiều dinh dưỡng cao, giàu caroten, vitamin C, sắt, muối khoáng, vi khoáng, lượng protein cao gấp 3 – 5 lần các loại rau khác. Rau muống có giá trị dinh dưỡng trung bình.

Các loại rau gia vị như mùi, tía tô, húng, thìa là… hàm lượng caroten cao, giàu sắt. Rau gia vị thường không qua chế biến, không bị mất dinh dưỡng và vitamin.

Linh Như

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI